Mang thai và sinh đẻ
   Bạn đã sẵn sàng với em bé hay chưa?
 

Đối với con đầu lòng của bạn, đó là một em bé mới sinh vừa hứng thú lại vừa đáng sợ. Bây giờ, hãy tưởng tượng đứa con bốn tuổi của bạn cảm thấy như thế nào. Fong Mue Chern đưa ra một số mẹo về việc chuẩn bị tâm lý cho bé đối với đứa em mới.


Khi đứa con thứ hai của chúng tôi được sinh ra, con trai lớn 17 tháng tuổi của chúng tôi đã xúc động. Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì vào lúc đó chúng tôi không biết làm sao để chuẩn bị cho thằng bé về sự thay đổi. Nó chỉ mới được chín tháng tuổi khi chúng tôi đang mong chờ đứa nữa, và chúng tôi không biết làm sao để giới thiệu cho bé về một em bé mới sinh.

Chúng tôi nghĩ những nỗi lo sợ của chúng tôi là vô căn cứ khi nó tỏ ra thích thú, tuy rõ ràng là bị kích động nhẹ - vì sinh vật nhỏ xíu này là của cha mẹ nuôi giữ.

Khi em bé khóc, nó là người đầu tiên xuất hiện bên giường cũi, giơ cánh tay mũm mĩm nhỏ xíu qua chấn song để vỗ nhẹ và dỗ dành em bé. Từ việc thay tã đến việc tắm em, nó đã là một trợ thủ nhỏ của mẹ trong một thời gian.

Trong vòng hai tháng, tính mới lạ của món "đồ chơi" mới này đã mất đi và nó đã thể hiện một cách dứt khoát rằng nó đã chán ngấy bạn cùng chơi mà không biết chơi này. Em bé lúc này là một đối thủ cạnh tranh sự yêu thương của cha mẹ, lúc nào cũng dính chặt với Mẹ, và là một đứa khóc nhè để được sự quan tâm. Trong hai tháng kế tiếp, nó òa khóc mỗi lần em bé khóc, và níu lấy chân của tôi làm cho tôi không thể đến gần em bé.

Với em bé chỉ cần muốn ngậm vú mẹ (luôn luôn!) và một đứa mới tập đi ganh tỵ, quyết tâm gào to hơn em mình, đó là một trong những khoảng thời gian khó khăn nhất trong những ngày làm mẹ của tôi. Quả thực, tôi thường tự hỏi khi đó mình có thể làm gì khác.

Giới thiệu em bé mới sinh từ đầu


Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp nhận và tạo mối quan hệ, nhà tâm lý học Daniel Koh khuyên các bậc cha mẹ nên thông báo cho con của mình biết càng sớm càng tốt.

Daniel nói thêm: "Nếu đứa lớn có bất cứ ý niệm nào rằng mình đang bị thay thế, cô lập hoặc không liên quan, nó có thể bộc lộ ra sự lo lắng hoặc nỗi sợ hãi, rồi có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi. Đừng cho là đương nhiên một đứa trẻ hai tuổi thì không thể hiểu". Dù là đứa bé không thể hiểu đầy đủ, bạn vẫn có thể cho nó tham gia bằng cách cho xem những hình ảnh em bé và những gia đình có nhiều đứa trẻ hơn là một đứa, và nói về những điều kỳ diệu khi có em bé, ông ấy khuyên.

Pearlyn Chionh, 34 tuổi, đã sinh Paige vào cuối năm ngoái, chỉ 13 tháng sau khi cô ấy sinh đứa con đầu lòng là Lael. Cô ấy đã chuẩn bị tâm lý cho Lael bằng cách chỉ vào bụng đang phình ra mỗi ngày của mình và bảo với đứa bé mới tập đi rằng nó sắp có em gái.

" Khi chúng tôi hỏi nó, 'Mei Mei (em gái nhỏ) ở đâu?', Lael chỉ vào bụng của tôi", trưởng phòng phát triển kinh doanh này nhớ lại "Có vẻ như con bé hiểu."
Tuy nhiên Lu Minru nhà tư vấn quan hệ công chúng cao cấp, đã làm nhiều hơn là làm cho đứa con trai Ethan hai tuổi quen với ý tưởng sẽ có một em trai nhỏ. Người phụ nữ 36 tuổi chia sẻ: "Thậm chí trước khi Tristan sinh ra, chúng tôi để cho Ethan hôn em bé
(bụng của tôi) để chúc em ngủ ngon. Chúng tôi cũng khuyến khích nó nói và hát cho em bé nghe, và bảo với nó Tristan thích nghe nó nói chuyện biết bao nhiêu. Bất cứ lúc nào Tristan chuyển động, tôi cho Ethan chạm vào bụng của mình vì vậy nó có thể cảm nhận những chuyển động."

Trong khi Minru - đã sinh con vào tháng Giêng - thừa nhận rằng điều đó thật là mệt mỏi, thậm chí nặng nề, để lặp lại những hành động giống nhau mỗi đêm, cô ấy cảm thấy hành động đó đã đem lại kết quả. "Từ khi Tristan được sinh ra, Ethan luôn muốn hôn, chạm vào và ẵm em bé," cô ấy nhận xét.

Hãy bảo cho nó trông đợi điều gì


Daniel nói các bậc cha mẹ nên giải thích cho con đầu lòng của mình về những niềm vui khi có em bé, như là bằng cách giải thích rằng em bé sẽ là người để chơi cùng và chia sẻ mọi chuyện với nó, và là người để thể hiện sự quan tâm và sự yêu thương. Các chuyên gia nói thậm chí phải chuẩn bị cho đứa trẻ khoảng thời gian xa cách tạm thời khi bạn ở trong bệnh viện sau khi có em bé.

Khi Kai Ling được đưa vào bệnh viện để gặp em gái của mình lần đầu tiên, ở nhà mẹ Ong Lin, 30 tuổi, đã nhẹ nhõm về sự giới thiệu thành công. Kai Ling đã trông mong được làm chị lớn, thậm chí nó còn ẵm búp bê của mình đi khắp nhà trong nhiều tuần để "chuẩn bị". Lin chắc chắn không nghĩ rằng đứa con bốn tuổi của cô ấy đã khóc khi rời khỏi bệnh viện sau khi gặp em bé.

"Khi nó nhìn thấy tôi có vẻ khó chịu sau khi phải sinh mổ 'do bởi em bé', điều đó làm cho niềm vui sướng của nó khi gặp em gái nhỏ bị giảm đi."

Lin thừa nhận: "Nó là một đứa trẻ nhạy cảm, luôn quan tâm về việc tôi cảm thấy thế nào hay tôi khó ở hay không. Lẽ ra, chúng tôi phải chuẩn bị tâm lý cho nó thêm một chút nữa."

Tương tự như vậy, nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy giải thích điều đó có nghĩa là gì, vì vậy con đầu lòng của bạn sẽ được chuẩn bị cho sự tiếp xúc thân mật. Bằng cách này, nó sẽ hiểu rằng bạn không chỉ luôn luôn ôm ấp em bé mà vì bạn còn yêu nó nhiều hơn.

Thông cảm

Dù cho con lớn của bạn đã được chuẩn bị nhiều như thế nào, hãy để ý đến dấu hiệu đi ngược trở lại hoặc các vấn đề hành vi khác. Pearlyn nói: "Khi chúng tôi ẵm Paige, Lael cũng muốn được ẵm và sẽ khóc ầm ĩ nếu không có ai ẵm nó."

Ngoài ra, không bao giờ để một đứa bé mới tập đi ở một mình với em bé trong những tuần lễ đầu tiên. Lael mới một tuổi đôi khi đánh nhẹ Paige; lúc khác, nó đột ngột đánh em bé. Và rầy la nó cũng không có ích gì. Pearlyn nói: "Nó chỉ đánh em bé nữa!" Hơn thế nữa, Lael khăng khăng đòi uống chai sữa của Paige thay vì chai riêng của nó!

Mặc dù đáng bực, những phản ứng như thế thì thường gặp, Daniel nói, giống như kiểu phản ứng thụt lùi khác như là chứng đái dầm đột ngột, những cơn cáu kỉnh, tình trạng lo lắng và bám riết lấy mẹ.

Khuyến khích nó chia sẻ cảm xúc

Tuy thế, mặc dù những cơn cáu kỉnh thì khó mà không nhận ra, ngay cả một đứa trẻ không gây phiền toái cũng có thể có cảm giác bất an. "Một số trẻ thì thụ động hơn," Daniel nói, "và có thể thực sự kết thúc bằng cách đưa sự tức giận và đau khổ vào trong lòng."

Pamela Goh đã rơi nước mắt khi một ngày kia, đứa con 6 tuổi của cô ấy nói với ba của nó rằng lúc này ba mẹ ít yêu nó hơn. Trong sáu năm, Tricia là đứa con và đứa cháu duy nhất trong gia đình. Nó đã được mẹ, ba, ông bà, các chú và dì cưng chiều, nhưng mọi người bây giờ sắp cưng Shannon - em gái của nó hơn. "Tricia không nói cho chúng tôi nghe tại sao nó cảm thấy ít được yêu thương, nhưng chúng tôi biết rằng nó cảm thấy chúng tôi quan tâm tới Shannon nhiều hơn," giám đốc nhân sự này nói.

Và chính là sự quan tâm của ba mẹ nó gây ra vấn đề. Pamela, 33 tuổi nói thêm: "Tricia nhìn chằm chằm vào bà của nó nếu bà nói Shannon là thông minh hay xinh xắn, và chúng tôi đã phải nhanh chóng quả quyết rằng nó cũng đẹp và thông minh nữa!"

Thiết lập những thông lệ mới


Ở những tuần lễ đầu tiên, việc chăm sóc đối với đứa bé mới sinh, cho bú và thức dậy vào ban đêm, bạn sẽ có ít thời gian cho con lớn của mình là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn dự định thuê người giúp việc nhà, người chăm sóc trẻ hoặc đưa nó vào nhà trẻ, hãy làm chuyện đó trước khi em bé được sinh ra.

Sybil Koh nhân viên hành chính bán thời gian, 33 tuổi, nói rằng cô ấy đã được một người bạn cảnh báo rằng việc cho con lớn vào nhà trẻ chỉ sau khi em bé được sinh ra sẽ làm đứa nhỏ cảm thấy như thể nó đang bị "ra rìa vì em bé mới sinh"

"Vậy là chúng tôi đưa Jon, hai tuổi, vào nhà trẻ hai tháng trước khi Nat - em gái của nó được sinh ra, vì vậy nó đã thích nghi vào lúc em bé sinh ra. Chuyện đó đem lại kết quả tốt đẹp," Sybil nói thêm.

Hãy thành thật

Đối với con lớn, nên càng trung thực càng tốt và thảo luận về những thay đổi sẽ xảy ra sau khi em bé được sinh ra, như là bạn và ông xã của bạn có thể không có nhiều thời gian dành cho nó. Nói về những nhu cầu của một đứa bé mới sinh, vai trò quan trọng của nó như là một người anh lớn, và cách mà nó có thể giúp ích. Nhưng nhấn mạnh rằng bạn vẫn yêu con đầu lòng nhiều như trước đây.

Cheng-Joy-Lynn, 33 tuổi, nhà biên tập sách và là mẹ của Isaac, 8 tuổi, và Isabel, 7 tuổi và Ignatius, 3 tuổi nói, "Tôi đã kể cho các con của mình câu chuyện về một thành viên mới trong gia đình, để cho chúng chuẩn bị phòng, và ý kiến của chúng khi mua đồ em bé. Tôi cũng nói thẳng với chúng rằng tôi có thể sẽ không có nhiều thời gian với chúng sau khi em bé được sinh ra."

Theo Joy-Lynn, sau khi em bé ra đời, chúng không hề than phiền miễn là chúng tiếp tục được đi chơi bên ngoài và tận hưởng những buổi đọc truyện cùng nhau trước khi đi ngủ.

Trải qua khoảnh khắc đặc biệt cùng nhau

Đối với Pamela, dẩu biết rằng Tricia yêu em gái nhỏ của mình, cô ấy vẫn cảm thấy không vui "Bởi có Shannon, tôi dường như đã lấy tất cả sự quan tâm mà trước đây mình vẫn dành cho Tricia".

Nhà tâm lý học Daniel nói chìa khoá để lấy lại sự cân bằng tâm lý và cảm giác an toàn của trẻ là "Lắng nghe và nói chuyện với nó. Dành một ít thời gian riêng với nhau, chia sẻ khoảnh khắc riêng tư, và tiếp tục thu xếp thời gian để làm điều gì đó mà nó đã từng làm với bạn."

Dành nhiều thời gian hơn cho Tricia đã có được những kết quả kỳ diệu, Pamela nói. Thậm chí hai vợ chồng dẫn Tricia đi du lịch, để Shannon lại với bà ngoại trong vài ngày.

Shannon lúc này 9 tháng tuổi, và Tricia yêu em gái của mình rất nhiều. "Nó thực sự đang đòi có thêm em trai hoặc em gái nữa!"

Các bước để tạo mối quan hệ anh chị em ruột tốt hơn

• Chuẩn bị một món quà từ em bé. Việc giới thiệu lần đầu giữa con đầu lòng của bạn và em bé mới sinh là quan trọng. Hãy chuẩn bị món quà cho đứa lớn. Nhớ rằng em bé có thể được tặng rất nhiều quà và sự chú ý, vì vậy bạn không muốn dứa lớn của bạn cảm thấy bị cho ra rìa.
• Để cho em bé có liên quan. Hãy để cho ông xã của bạn dành thời gian cho con đầu lòng - em bé sẽ có nhiều thời gian gắn bó với bố của nó sau.
• Nếu nó vẫn còn nhỏ, hãy để cho nó là em bé. Chỉ vì con của bạn là anh lớn, thì đừng làm nó trở thành người lớn. Lúc này không phải là lúc làm cho nó phải "lớn lên" và phải cai bình sữa, hoặc bỏ bú mẹ nếu nó vẫn còn cần.
• Đón chờ sự thụt lùi. Bất kể bạn đã nỗ lực nhiều như thế nào đi nữa trong việc chuẩn bị cho con đầu lòng của mình, không có gì làm nó bất an như là sự ra đời của em bé. Nhưng nếu bạn và ông xã của bạn tiếp tục thể hiện tình yêu dành cho nó, thì nó sẽ sớm nhận ra rằng vị trí của nó trong gia đình vẫn an toàn.
• Nhắc rằng nó cũng từng là một em bé. Chia sẻ những hình ảnh của chính bạn khi bạn đang mang thai nó và những hình ảnh của nó khi là một em bé. Gợi cho nó nhớ về sự quan tâm mà nó đã có được lúc đó.
• Khuyến khích nó giúp đỡ. Làm cho nó cảm thấy hữu ích và kéo nó vào việc chăm sóc cho em bé hàng ngày. Yêu cầu nó lấy tã hoặc giữ cái khăn tắm sẵn sàng trong khi em bé đang được tắm.
• Chỉ cho nó biết, "lớn" là điều có lợi. Lập một số trò vui dành cho các bé trai lớn. Ví dụ, dạy nó chạy xe đạp, và chỉ cho nó thấy em gái của nó không thể tham gia vì còn quá nhỏ.

Thanh Tuyền mamnon.com
Theo Youngparents

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quay về những bước căn bản (11/9)
 5 câu hỏi phổ biến trong lúc siêu âm (11/9)
 1/3 phụ nữ không biết nên ăn gì khi mang thai (10/9)
 Ứng phó với hai 'kẻ thù' của giấc ngủ (10/9)
 Mục đích của siêu âm (9/9)
 Tìm hiểu về sảy thai (8/9)
 “Ứng phó” với rắc rối thường gặp khi mang thai (7/9)
 Thủy đậu và thai phụ (7/9)
 Khi nhau thai bị đứt (7/9)
 Vì sao thai phụ nên hạn chế ra nắng? (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i