Mang thai và sinh đẻ
   Khi nhau thai bị đứt
 

Đứt nhau thai là tình trạng nhau thai rời một phần hoặc hoàn toàn khỏi tử cung trước khi bé chào đời. Tình trạng này cản trở khả năng tiếp nhận oxy và dinh dưỡng đến bào thai, gây nên sinh non hoặc thai chết lưu.

Theo thống kê, tỷ lệ đứt nhau thai là 1/200 thai phụ với các cấp độ khác nhau. Nó thường phổ biến trong quý III nhưng cũng có thể xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ.

 

Dấu hiệu

Phần lớn trường hợp, thai phụ sẽ bị ra máu, từng giọt máu rải rác có thể quan sát bằng mắt thường hoặc máu đột nhiên trào ra. Cũng có khi, máu ra ít, bị giữ lại trong tử cung (sau nhau thai) nên thai phụ không thấy triệu chứng ra máu. Nhiều thai phụ còn bị đau lưng kèm theo.

Nếu nghi ngờ nhau thai bị đứt, thai phụ nên nhập viện sớm để bác sĩ tiến hành siêu âm, kiểm tra nhịp tim thai. Siêu âm thường không thể chẩn đoán được nếu vết đứt quá nhỏ.

Nếu sự ra máu không liên quan đến vết đứt ở nhau thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra âm đạo và cổ tử cung, tìm kiếm nguyên nhân gây ra máu. Có thể do thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, polyp tử cung, vết rách trong âm đạo hoặc nguyên nhân khác.

Dấu hiệu nên nhập viện sớm:

- Ra máu liên tục (rải rác), nghi ngờ dấu hiệu vỡ ối sớm hoặc dịch tiết âm đạo chứa máu.

- Chuột rút, đau bụng hoặc đau lưng.

- Các cơn co tử cung thường xuyên hơn và kéo dài không dứt.

- Thai máy ít hơn trước đó.

Nguy cơ

Nếu gần ngày sinh, thai phụ có thể được chỉ định sinh sớm, dù vết đứt ở nhau thai là nhỏ, phòng trường hợp nhau thai vết đứt to ra sau này. Phần lớn trường hợp, thai phụ được chỉ định mổ đẻ. Tuy nhiên nếu vết đứt ở nhau thai quá nhỏ, cả mẹ và bé đều ổn thì thai phụ có thể được chờ đến cơn chuyển dạ thật. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên đề phòng nguy cơ phải nhập viện mổ đẻ nếu vết đứt lớn hơn.

Đối tượng có nguy cơ cao

Không thể biết chắc nguyên nhân gây đứt nhau thai nhưng nhóm thai phụ sau nên đặc biệt lưu ý:

- Có tiền sử đứt nhau thai (nếu từng bị đứt nhau thai ở 1-2 lần trước đó thì nguy cơ sẽ tăng lên).

- Thiểu ối / đa ối.

- Cao huyết áp kinh niên hoặc mắc chứng tiền sản giật.

- Mắc chứng máu vón cục.

- Mang song thai / đa thai.

- Bị tai nạn, bị ngã, chấn thương vùng bụng.

- Hút thuốc lá hoặc dùng cocaine.

- Tử cung bất thường hoặc xơ hóa.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao thai phụ nên hạn chế ra nắng? (5/9)
 Vượt qua áp lực của chứng vô sinh thứ phát (4/9)
 Nguyên nhân ra máu đầu thai kỳ (4/9)
 Không mang thai cũng cần bổ sung axít folic (4/9)
 Bào thai sơ sinh phát triển dần theo các giai đoạn (4/9)
 ½ bà bầu từ chối tiêm vacxin cúm A/H1N1 (3/9)
 Hy vọng mới cho người sảy thai nhiều lần (3/9)
 Vượt qua ốm nghén (1/9)
 Tìm hiểu xét nghiệm AFP (1/9)
 Đẻ non vì viêm nhiễm phụ khoa (31/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i