Tâm lý
   Hành Vi Cư Xử Cúa Bé Đang Thay Đổi
 

Tình huống 1:
Từ khi bắt đầu lên mẫu giáo, con bạn đã có sự thay đổi dần dần; và hiện nay, khi bé 5 tuổi, có một sự thay đổi hoàn toàn trong cách cư xử của bé. Điều đáng buồn là sự thay đổi đó có vẻ như không theo chiều hướng bạn mong muốn.

Ảnh: nguồn Internet

Bạn đã từng vô cùng tự hào khi nói về con mình với bạn bè: sự hồn nhiên, thông minh, nhí nhảnh, dịu dàng và vô cùng đáng yêu. Bản thân bạn chưa bao giờ phải lên giọng đề nghị hay yêu cầu bé làm bất cứ điều gì quá một lần.

Buồn thay, bé lại đang có xu hướng trở thành người khiến người khác dễ nổi cáu và bực mình. Bé sử dụng những từ ngữ "xấu" như: ngu xuẩn, ngớ ngẩn, chết tiệt, đồ ngu... Bé cũng dễ nổi cáu và tức giận thái quá so với cần thiết. Bạn bối rối không hiểu vì sao, chỉ có một sự thật hiển nhiên rõ ràng hàng ngày diễn ra ở con khiến bạn thất vọng.

Trên thực tế, bé vẫn có vẻ thích nghi với chương trình học cả ngày ở trường mẫu giáo. Và bạn vừa có một vài sự thay đổi trong công việc: Trước đây, khi mới sinh bé, bạn ở nhà 1-2 năm để toàn tâm toàn ý dành thời gian chăm sóc con và gia đình. Hiện tại, khi bé vào mẫu giáo rồi, bé đã cứng cáp và lớn hơn, bạn sẵn sàng tiếp tục trở lại công sở suốt thời gian hành chính, giao phó bé cho nhà trường và giáo viên.

Có thể bạn nhận ra sự thay đổi môi trường này đồng thời là sự thay đổi lớn cho một đứa trẻ 5 tuổi giống con bạn. Bạn cũng cố gắng tự nhủ: Đó là sự kiện bình thường mà nhiều người mẹ và con trẻ phải trải qua thôi, chẳng phải lo lắng nhiều quá như thế này. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý-giáo dục trẻ em về việc làm sao để rèn luyện bé tính kỷ luật hơn.

Tình huống 2:
Đứa con 4 tuổi của bạn đang vi phạm nhiều giới hạn về hành vi cư xử hơn bạn có thể tưởng tượng. Bé không làm bất cứ điều gì bạn yêu cầu, bé nói năng và kêu ca phàn nàn một cách tùy tiện, thiếu suy xét với người lớn. Bé "hư" hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Bạn đã thiết kế hẳn một nơi với tên "Nơi phạt dành cho đứa trẻ hư" - một chỗ mà mỗi khi bé thể hiện hành vi ứng xử với người khác (đặc biệt với cha mẹ) không đúng đắn, bé sẽ phải đứng vào đấy trong 4-5 phút.

Gần đây, bạn đã cảnh báo bé rằng nếu bé tiếp diễn những hành vi đó, bạn sẽ cho bé tới "Nơi phạt dành cho đứa trẻ hư". Bé thản nhiên nói :"Tốt thôi, con sẽ không đứng yên một chỗ nữa", con sẽ "chạy quanh và gào thét". Nếu bạn đe dọa: bạn sẽ bắt bé về phòng mình trong thời gian dài hơn, không vui chơi, không truyện, không Tivi... (tóm lại là không gì cả), bé nói: "Cũng tốt, con sẽ đấm, con sẽ đá vào tường, vào sàn, vào cửa; con sẽ la hét, con sẽ giậm nhảy trên giường, con sẽ ném chăn-gối-thú nhồi bông xuống sàn nhà".

Cách cãi lại cha mẹ của bé khiến bạn vô cùng tức giận. Sự thách thức công khai của bé khiến bạn tự hỏi: làm sao để trừng phạt bé thích đáng và có hiệu lực bây giờ.

Bạn thậm chí nghĩ ra một hình phạt: bắt bé ngồi vào 1 thùng cacton (không có nắp) trong phòng tối, yêu cầu bé nên học cách trách nhiệm với gia đình và tôn trọng mọi người; Nếu không, bạn sẽ đuổi bé ra khỏi nhà.

Ngoài ra, bạn giải thích với bé: nếu bé còn ném, đập vỡ đồ vật, bạn sẽ đem chúng đi và tặng cho những trẻ em khác, những đứa trẻ ngoan nhận thức được giá trị của những đồ vật đó.

Bạn cũng đã thử hình phạt "đét đít" bé, nhưng phản ứng của bé làm bạn chùn bước: "Mẹ có thể đánh con, thì con có thể đánh lại em con, và con sẽ đánh cả bố, mẹ".

Đúng, đây là 1 trường hợp xin nhờ tư vấn của một bà mẹ vô cùng rối trí. Đây là lời nói của một đứa trẻ 4 tuổi. Bé đặc biệt thông minh, và điều đó càng làm cho cha mẹ lo lắng.

Thực tế, bạn đã tìm hiểu ở trường xem bé có ứng xử "xấu" như ở nhà thế không. Bạn lo lắng và không muốn hành vi đó tiếp tục leo thang và mở rộng phạm vi chút nào. May mắn thay, ở lớp bé vẫn muốn làm vui lòng cô giáo và sự hợp tác đoàn kết, hòa thuận với bạn bè.

Phải làm thế nào đây?
Lời khuyên cho việc thay đổi hành vi cư xử của bé
Với trẻ em, việc điều chỉnh lại giai đoạn chuyển giao từ nhà trẻ lên mẫu giáo cũng khá khó khăn; nhưng sự khó khăn này là điều tự nhiên và vẫn thường gặp. Là một bà mẹ trẻ, việc trở thành trụ cột gia đình trong việc giáo dục và chăm sóc con cái là trách nhiệm quan trọng, bạn phải đảm bảo được sự hình thành phẩm chất nhân cách đúng đắn, lành mạnh phù hợp lứa tuổi con mình, đặc biệt trong định hướng hành vi cư xử của con.

Trên thực tế, nhiều bà mẹ rất tự tin khi đưa ra những lời khuyên nhủ cho những bà mẹ khác trong nhiều tình huống còn khó khăn hơn, nhưng khi vấn đề đó xảy ra trực tiếp với con mình, quả là nan giải.

Cho dù bạn làm việc ở công sở cả ngày, hay bạn chăm lo công việc gia đình là chính, bạn có chắc thời gian bạn thật sự dành cho giáo dục con mình đủ hay chưa? Bé có hài lòng với thời gian và tình cảm, sự quan tâm bạn dành cho bé không?

Xây dựng vốn từ tích cực cho bé chắc chắn là vấn đề các bậc phụ huynh cần nghiêm túc quan tâm lứa tuổi này. 4-5 tuổi là giai đoạn bé đang học ngôn ngữ, vốn từ vựng. Hãy trao đổi với giáo viên trên lớp để tìm hiểu con bạn đang học cách sử dụng ngôn ngữ thế nào, bé có biểu hiện gì khi phát biểu ý kiến bằng lời trong giờ học, bé sử dụng vốn từ ra sao khi giao tiếp với cô và bạn trong giờ chơi?

Ở nhà, đặt giới hạn cho bé trong sử dụng các từ tiêu cực như: "chết tiệt", "đồ ngốc" và những từ tương tự thế. Đồng thời, hãy khuyến khích bé học cách bộc lộ cảm xúc khi giận giữ một cách chính đáng. Việc đọc các câu chuyện giáo dục cho trẻ em giai đoạn này có vai trò không thể thay thế. Đồng thời, bản thân phụ huynh nên chủ động tìm kiếm những kinh nghiệm, lời khuyên giáo dục con cái trong các sách dành cho cha mẹ, cũng như những bài báo chuyên gia trên các website chuyên ngành như www.mamnon.com

Liên quan tới câu hỏi "làm sao để đưa bé vào khuôn khổ". Với tình huống 1, có thể hình dung bạn đã cố gắng xây dựng một kỷ luật tốt cho bé khi bé còn nhỏ. Rõ ràng con bạn biết giới hạn của việc đưa ra yêu cầu từ bố mẹ, đó là lý do vì sao bé quen với việc làm những gì bạn yêu cầu ngay từ lần đầu tiên. Nhưng, là một bậc phụ huynh, bạn cần nhận thức rằng: con bạn đang dần lớn lên, do vậy kỹ năng nuôi nấng con cái của bạn cũng phải được nâng lên và cập nhập theo giai đoạn phát triển của con. Bạn tự hào về con trong quá khứ, hãy để điều đó làm nền tảng giúp bạn tiếp tục xây dựng sự giáo dục-chăm sóc con đúng đắn trong hiện tại và tương lai gần.

Về tình huống 2, khi bậc phụ huynh cố gắng áp dụng nhưng hình phạt với con, bởi bé có vẻ "đã quá hư". Phụ huynh nhiều khi sử dụng các cách áp chế con mà thực tế không giúp ích gì cho cả trẻ và mình, thậm chí phản tác dụng khi họ quá nghiêm khắc, bản thân tinh thần họ nhận một sức ép căng thẳng. Tôi nghĩ bạn nên trả lời cho chính mình câu hỏi nên làm gì để khép con vào khuôn khổ. Hãy chú ý ở mặt tâm lý. Sự trùng phạt bao giờ cũng đi kèm 2 mặt: tích cực, hay tiêu cực. Trẻ thường phản ứng lại theo hai kiểu: Trở nên lãnh đạm, không hưởng ứng, không quan tâm, để ngoài tai; hoặc nói thẳng thừng một cách bốc đồng và không ý thức. Rõ ràng sự cô lập trẻ và phạt trẻ đang tạo ra phản ứng mà phụ huynh không mong đợi: trẻ cố gắng đối đầu với phụ huynh mạnh mẽ hơn. Phụ huynh nhận ra đây không phải một phương pháp an toàn và có thể khiến tình hình nằm ngoài tầm kiểm soát hơn.

Bé có thể vẫn muốn lấy lòng cô giáo và bạn bè, vì môi trường và phương pháp kỷ luật ở trường lớp có vẻ khiến bé thấy tốt và dễ chịu hơn.

Bạn cũng nên nghĩ tới tình huống bé đang cố gắng cho bạn biết qua hành vi của trẻ, rằng những mối quan hệ tình cảm của bạn và trẻ có vấn đề.

Bé thông minh, bé có khả năng ăn nói lưu loát vừa là dấu hiệu tốt, nhưng nó lại là thách thức với cha mẹ. Cha mẹ phải nhận thức được rằng: chưa chắc bé hiểu thật sự bé đang nói gì, bao nhiêu phần trăm trong lời nói bé phát ra là theo ý thật sự bé đang nghĩ. Kỹ năng phát âm và khả năng bắt chước của trẻ thường tốt hơn, phát triển nhanh hơn so với kinh nghiệm cuộc sống bé thu nhận được.

Các chuyên gia mạnh dạn đề xuất với bạn sự hỗ trợ kỹ năng rèn luyện hiệu quả cho việc học nói. Bạn có thể kết hợp với giáo viên trên lớp cũng như tìm kiếm những sách dạy phát triển lời nói cho trẻ mẫu giáo. Các bác sĩ trị liệu tâm lý gia đình, các chuyên gia tâm lý-giáo dục mẫu giáo địa phương cũng có thể giúp bạn có lời khuyên cụ thể, sát sao theo sự phát triển từng giai đoạn của con bạn.

Tác giả: Debra Collins - Bác sĩ trị liệu gia đình
Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ phá vỡ những quy tắc (4/9)
 Giao việc nhà hiệu quả cho bé (5-8 tuổi) (4/9)
 Trí tuệ trẻ 5 tuổi phát triển như thế nào? (4/9)
 Những cách đơn giản dạy bé về khoa học (3/9)
 Giao việc nhà hiệu quả cho bé 2-4 tuổi (3/9)
 Hoàn thiện nhân cách cho con (3/9)
 Giúp trẻ hình thành sở thích (1/9)
 5 người bạn tất cả các bé đều cần (1/9)
 Để bé thích được chia sẻ (1/9)
 Những lý do nên cho các bé tham dự lễ cưới (31/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i