Giáo dục trẻ
   Cha mẹ tâm lý sẽ giúp con có nhiều bạn
 

Bạn thấy con của mình không có lấy một người bạn thân, ít đi chơi, suốt ngày chỉ thui thủi ở nhà một mình. Bạn mong muốn con mình có nhiều bạn bè hơn nhưng không biết phải làm gì, những lời khuyên sau sẽ rất có ích trong tình huống này.

Trước hết bạn tìm hiểu xem con mình có thích như vậy không. Nhiều bậc cha mẹ cứ cuống lên khi thấy con cái mình sao mà ít bạn bè. Nhưng đôi khi trẻ lại hài lòng và thích như vậy. Một số trẻ có tính hướng nội nên cảm thấy thoải mái khi chơi một mình. Nếu thấy con bạn vui vẻ, có lòng tự trọng cao, học giỏi thì không có gì đáng phải bận tâm về số bạn bè của chúng. Tuy nhiên nếu không phải như trên, hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại không chơi với nhiều bạn bè, có phải bạn bè ở lớp nói điều gì đó xúc phạm đến lòng tự ái hay đúng vào điểm yếu của trẻ làm cho trẻ xa lánh mọi người, hoặc nói rằng không ai thích chơi với mình. Cũng có thể việc chia lớp năm học này không thích hợp với trẻ. Nếu đúng vậy hãy tìm cho trẻ tham gia một hoạt động ngoại khóa nào đó như câu lạc bộ thể dục thể thao hoặc cho phép trẻ chơi với các bạn hàng xóm cùng trang lứa.

Bạn đừng lo lắng thái quá, hãy dành thời gian để dạy trẻ kỹ năng sống và giao tiếp xã hội, nói chuyện với con về những chủ đề trẻ quan tâm. Nếu trẻ nói rằng không có bạn nào chịu chơi với con vào giờ ra chơi, bạn nên dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để tự mình hòa nhập với bạn bè. Nói với trẻ hãy tìm bạn nào cũng đang chơi một mình hoặc một nhóm bạn đang chơi tập thể như đá banh chẳng hạn để cùng tham gia. Dạy trẻ nên hoà đồng, tích cực và thân thiện.

Khuyến khích trẻ mời một bạn nào đó về nhà để cùng chơi. Thông thường khi trẻ chơi một với một sẽ dễ kết thành bạn thân hơn. Đây cũng là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về tính cách của con mình khi cùng chơi chung với bạn, có thể trẻ sẽ ích kỷ, không muốn chia sẻ đồ chơi của mình với bạn, và qua đó bạn cũng sẽ phát hiện con mình có điều gì đó không thể hòa hợp được, đợi đến lúc bạn của trẻ ra về, hãy chỉ cho trẻ thấy những điều đúng và những việc không nên làm.

Tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những trẻ khác có củng sở thích. Nếu con bạn thích hò hát, hãy cho trẻ tham gia lớp đàn hay lớp hát múa nào đó ở nhà thiếu nhi. Nếu trẻ thích tìm hiểu khoa học, tạo điều kiện cho trẻ tham gia câu lạc bộ khoa học vui ở trường... Những trẻ có cùng sở thích sẽ dễ dàng tạo mối quan hệ bạn bè thân thiết.

Sưu tầm

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tật hay quên của trẻ (29/8)
 Cách giải quyết khi con trẻ đánh nhau (29/8)
 4 cách kích thích bé tư duy (27/8)
 10 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi dạy dỗ con trẻ (27/8)
 Những cách dạy dỗ bé bướng bỉnh (26/8)
 8 cách đơn giản để bé sớm biết nói (26/8)
 Giúp trẻ tin vào tiếng nói bên trong của chúng (25/8)
 Hành vi xấu điển hình theo độ tuổi(1) (25/8)
 Kỳ vọng quá hóa hại con (25/8)
 Nên “thiết lập kỷ luật” cho bé khi nào? (25/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i