Giáo dục trẻ
   Tật hay quên của trẻ
 

Con tôi có tính hay quên, lúc thì quên việc nhà, lúc thì quên việc học, thậm chí giờ ăn cũng không nhớ, đồ đạc để chỗ nào trong nhà nó cũng quên mất. Tôi không chịu được tính đãng trí này của con, thường xuyên bực mình và cáu gắt với con.

Có thật trẻ hay quên?

Có phải thật trẻ hay quên không hay chỉ giả với làm như thế? Nếu đúng vậy trẻ cũng quên luôn chương trình ti vi mình yêu thích và quên luôn lời hứa của cha mẹ dẫn đi ăn kem sau giờ ăn tối phải không? Có lẽ cần có động lực để thúc đẩy việc nhớ đến các chi tiết không mấy làm thú vị cho lắm. Trẻ cần nhìn thẳng vào thực tại và hoạch định cuộc sống cho chính mình.

Cha mẹ cần làm gì?

Đừng gán cho con cái tên "kẻ đãng trí" vì biết đâu trẻ sẽ thích thú với cái tên này và cho rằng mọi người sẽ nghĩ đó là một tính cách khó sửa của mình. Không nên nhắc nhở trẻ bằng cách này: "Đừng quên làm bài tập đó, đừng quên mang theo áo khoác, đừng quên luyện tập đánh đàn...". Nếu muốn nhắc nên nói: "Hãy nhớ làm..." Đừng quá lo lắng tật hay quên này của trẻ mà nên tập trung làm sao tăng cường trí nhớ. Không nên vớt vát hay giúp đỡ con cái khi chúng quên làm một việc gì đó. Cứ để trẻ tự chịu trách nhiệm về tính hậu đậu đó của mình.

Mua cho trẻ một tờ lịch nhắc việc hoặc một quyển sổ tay. Giúp trẻ viết ra những việc cần làm. Vào mỗi buổi sáng trước giờ điểm tâm, cùng trẻ liệt kê, nhắc lại những việc sẽ làm trong ngày. Nếu thấy trẻ đang chểnh mảng không chú ý, bạn cũng không nên nhắc lại làm gì, chỉ việc yêu cầu trẻ kiểm tra lại công việc sẽ làm và xem trẻ có cần sự giúp đỡ nào không.

Nếu trẻ quên làm bài tập hãy báo với giáo viên là bạn đã cố nhắc nhở nhiều lần và làm tròn trách nhiệm với con cái. Đế nghị giáo viên có giải pháp khắt khe hơn với trẻ một khi không làm bài tập. Một vài lần bị điểm thấp hoặc bị thầy cô phê bình trẻ sẽ chú tâm tới việc học của mình hơn.

Nếu trẻ biện hộ cho hành động này bằng câu: "Dạ con quên!" thì bạn hãy quy định rằng, quên cũng đồng nghĩa với không muốn làm. Giải thích với trẻ rằng: Đó là trách nhiệm, bổn phận của mình, lý do : con quên không thể chấp nhận được, bởi có nghĩa là con không chịu làm, mẹ sẽ giao cho con công việc khác. Ví dụ bạn giao cho trẻ phải cho chó ăn trước khi đi học, đến chiều bạn nhận được câu trả lời: "dạ trưa nay con quên cho chó ăn rồi." Nói với trẻ bạn đã biết rồi và giao cho trẻ việc khác để trẻ làm bù bằng cách như lau nhà hay gấp quần áo.

Hãy tạo cho trẻ thói quen làm công việc nhà, qua đó trẻ sẽ trưởng thành và biết được trách nhiệm của mình. Hãy liệt kê những công việc cụ thể, quy trình hàng ngày mà trẻ sẽ làm. Ví dụ, đi học về trẻ sẽ cất cặp sách, ăn cơm, dọn dẹp bàn ăn, làm bài tập, ăn tối. Nếu là công việc làm theo tuần thì nên chia theo ngày chẵn, lẻ, thứ hai, tư, sáu, thứ ba, năm, bảy cụ thể là những việc gì và ngày nghỉ cuối tuần

Sưu tầm

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách giải quyết khi con trẻ đánh nhau (29/8)
 4 cách kích thích bé tư duy (27/8)
 10 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi dạy dỗ con trẻ (27/8)
 Những cách dạy dỗ bé bướng bỉnh (26/8)
 8 cách đơn giản để bé sớm biết nói (26/8)
 Giúp trẻ tin vào tiếng nói bên trong của chúng (25/8)
 Hành vi xấu điển hình theo độ tuổi(1) (25/8)
 Kỳ vọng quá hóa hại con (25/8)
 Nên “thiết lập kỷ luật” cho bé khi nào? (25/8)
 Cẩn thận khi khoán việc cho con (22/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i