Nếu bị dị ứng tôm, bé sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: nôn (trớ), tiêu chảy, phát ban, sưng ở lưỡi, môi và mặt, thở khò khè... Nên cho bé ngừng ăn tôm và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trường hợp nặng, bạn nên đưa bé đi khám sớm. |
Tôm là thức ăn giàu canxi, giúp củng cố hệ xương và răng cho bé.
Thời điểm bé có thể ăn được tôm
Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này như sau:
- Tôm, cua và những loại vỏ sò được xếp vào nhóm gây dị ứng cao. Do đó, một số chuyên gia khuyên, cha mẹ nên cho bé ăn tôm khi bé được 1 tuổi - thời điểm hệ tiêu hóa và miễn dịch ở bé đã tương đối hoàn chỉnh. Nếu bé có tiền sử dị ứng với tôm, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian an toàn cho bé ăn tôm, khoảng 2-3 tuổi.
- Nếu gia đình bạn không có ai mắc dị ứng tôm thì bạn có thể tập cho bé ăn tôm khi bé dưới 1 tuổi (nhưng ít nhất là khoảng 6-7 tháng tuổi). Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho bé ăn với số lượng ít và theo dõi phản ứng của bé.
Chế biến tôm
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, cho vào nồi hấp đến khi tôm chín là đuợc. Tiếp đến, bạn băm nhuyễn tôm (có thể xào qua tôm bằng chút dầu ăn). Khi cháo đã nấu chín cùng với rau (củ), bạn cho tôm vào nồi, đánh tan ra. Chờ nồi cháo sôi lại là được.
Cách 2: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, xào chín. Sau đó, bạn xay nhuyễn phần tôm chín, khuấy đều với một chút nước đun sôi để nguội cho tôm tan ra và để riêng. Chờ bột chín, cho hỗn hợp tôm vào nồi, quấy đều tay, nấu cho sôi lại. Bắc nồi xuống bếp và thêm một chút dầu ăn.
Lưu ý: Nếu xay nhuyễn tôm khi còn sống, tôm dễ bị vón cục, gây khó khăn cho bạn khi chế biến.
Nếu bé đã bước vào tuổi ăn bốc, bạn có thể hấp tôm, bỏ vỏ, lấy phần thịt tôm, cắt dạng hạt lựu và cho bé ăn bằng tay.
Theo mevabe