Sức khỏe và Phát triển
   Đừng chủ quan với cácbệnh hô hấp ở trẻ
 

Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì số bệnh nhân bị viêm đường hô hấp sẽ tăng mạnh trong khoảng tháng 8 đến tháng 11. Nguyên nhân do ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng quạt máy và điều hòa cho trẻ nhỏ... khiến thân nhiệt thay đổi đột ngột, vi khuẩn xâm nhập cơ thể làm tăng khả năng mắc bệnh.

Biến chứng nặng bắt nguồn từ triệu chứng nhẹ

Thấy con sốt nhẹ, chưa ho, gia đình chủ quan tự chăm sóc cho bé P (8 tháng tuổi) tại nhà (Đức Phổ, Quảng Ngãi). Vài ngày sau, bé P phải nhập viện trong tình trạng khó thở, bỏ bú. Kết quả chụp phim cho thấy, bệnh nhi đã bị biến chứng tràn mủ màng phổi do nhập viện quá trễ.

Trong tháng 7 vừa qua, trung bình BV Nhi đồng 1 phải điều trị nội trú cho khoảng 140 bệnh nhi mắc bệnh hô hấp nặng mỗi ngày. Nguyên nhân do gia đình "đợi" cho đến lúc trẻ ho nhiều, sốt cao mới đưa đi khám. Bác sĩ Trần Anh Tuấn giải thích, bệnh nặng hay nhẹ không phụ thuộc vào triệu chứng ho nhiều hay ít.

Ho nhiều thường là triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thể hiện tình trạng bệnh nhẹ hơn, như viêm tai, mũi, họng. Còn trẻ ho ít có thể đang bị viêm đường hô hấp dưới như: phổi, thanh quản, phế quản (trong đó có tiểu phế quản),...

Đây là các bệnh nặng, nếu chủ quan sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tử vong.

Điều đáng lo ngại hiện nay là nhiều bệnh nhân bị viêm đường hô hấp tự muathuốc điều trị, không qua thăm khám và có chỉ định của thầy thuốc. Sự chủ quan này sẽ dẫn đến việc lờn thuốc, từ đó bệnh có thể tiến triển nặng và khó điều trị hơn.

Cần uống đủ nước

Các bác sĩ cảnh tỉnh, chính không khí hanh khô làm giảm đi độ ẩm của đường hô hấp, từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập cơ thể. Do vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là vệ sinh thân thể hàng ngày, uống đủ nước để tạo độ ẩm cho đường hô hấp.

Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm tiểu phế quản thường ho có nhiều đàm lại càng uống nhiều nước. Nước có tác dụng làm đàm cô đặc bị loãng ra, không còn tắc nghẽn đường thở để gây ra những biến chứng khác. Thậm chí, khi trẻ uống thuốc làm loãng đàm cũng cần uống nhiều nước, vì nước sẽ giúp cho thuốc long đàm đạt hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bác sĩ Anh Tuấn cũng khuyến cáo, khi uống thuốc long đờm, tránh uống thêm thuốc ức chế ho. Vì sự ức chế ho sẽ không tống được lượng đàm ra bên ngoài, khiến nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn.

Việc dùng thuốc long đàm phải phù hợp với lứa tuổi và bệnh lý. Mặt khác, người bệnh vốn bị hen suyễn cũng thận trọng với các loại thuốc long đàm có chứa hoạt chất N-acetyl cystein. Nếu không, người bệnh dễ lên cơn suyễn sau khi dùng thuốc.  

Ngoài ra, để bảo vệ cơ thể không mắc các bệnh đường hô hấp, cần tránh luồng máy lạnh và quạt máy thổi trực tiếp vào cơ thể.

Nên tùy vào diện tích phòng ở lớn hay nhỏ, kín hay thoáng khí mà điều chỉnh nhiệt độ khác nhau, hạn chế chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời. Với phòng kín, diện tích vừa phải, nhiệt độ máy lạnh hợp lý thường khoảng 27- 28 độ C. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc long đờm mà người bệnh có thể mua để tự điều trị tại nhà khi phát hiện các triệu chứng ho có đờm.

Việc sử dụng thuốc loãng đờm sẽ giúp cho các vết nhầy không còn vướng khỏi cổ, giúp cho việc tống đờm được diễn ra dễ dàng. Bạn có thể tìm mua các thuốc ho như Mucitux, Acemux, Flemex... trong đó Flemex có thể điều trị được cho người già, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Lưu ý trong quá trình sử dụng các loại thuốc ho có tính chất loãng đờm thì không nên sử dụng các loại ức chế ho đi kèm khác.

Cách chăm sóc trẻ bị ho, cảm lạnh tại nhà: Các bà mẹ cần cho trẻ ăn hoặc bú nhiều lần, khôngkiêng ăn. Việc giảm ho, đau họng cũng được hỗ trợ bằng các loại thuốc nam an toàn như: tắt chưng đường, mật ong, tần dầy lá, nước trà loãng nhưng ấm. Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ mắc các dấu hiệu sau cần đưa nhập viện ngay: không uống được, thở nhanh hơn, mệt và khó thở hơn.

Theo WTT

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi nào có thể cho trẻ uống men vi sinh (31/7)
 Dịch cúm A H1N1 - Triệu chứng biểu hiện H1N1, cách phòng ngừa H1N1 và thuốc chữa bệnh cúm H1N1 (31/7)
 Uống Tamiflu, trẻ dễ gặp ác mộng và buồn nôn (31/7)
 Xử trí khi bị chó, mèo cắn (30/7)
 Kinh nghiệm hạ sốt cho bé bằng cách... tắm (29/7)
 Dấu hiệu chậm phát triển thể chất (29/7)
 Tại sao trẻ còi xương lại phải tắm nắng? (29/7)
 Trẻ nhỏ có thể ngộ độc mật ong (27/7)
 Những loại thuốc không tốt cho trẻ (27/7)
 Làm sạch răng và xử trí ho cho bé (27/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i