Sức khỏe và Phát triển
   Làm sạch răng và xử trí ho cho bé
 

Có lần vào Bệnh viện Nhi đồng 2 nuôi con ốm, tôi gặp không ít hơn một bà mẹ không thường xuyên rơ lưỡi cho bé hằng ngày, đến nỗi bé bị viêm miệng, và mẹ rơ lưỡi là nhất định ngậm chặt mồm, không chịu.

Lấy chồng, rồi mang thai, sinh con. Cuộc sống của tôi đảo lộn tất cả. Thế giới của tôi thu hẹp lại quanh cái kén: chăm sóc con nhỏ, công việc nhà... Tôi tạm thời phải nghỉ ở nhà một năm để quán xuyến tất cả.

Bé lớn tròn 15 tháng, tôi lại vỡ kế hoạch, dính bầu bé thứ hai. Tôi đã khóc vì lo lắng rất nhiều, vì sợ mình không đủ sức cáng đáng tất cả, nuôi con, dạy con cho nó nên người, một cách tốt nhất.

Bây giờ bé nhỏ nhà tôi cũng đã được 13 tháng. Thời điểm này cháu đã mọc được 6 cái răng, bi bô ba, mẹ, bà... Tè xong thì biết đi lấy quần sạch để thay, bỏ quần dơ vào sọt (đồ dơ). Biết soi gương, biết vỗ tay hoan hô. Lẫm chẫm đi khắp phòng, và rất thích trèo... Tuy tôi có mướn thêm một người phụ giúp trông em, nhưng quỹ thời gian của tôi vẫn rất hạn chế, ngày công ty, chiều tối con cái, gia đình. Tôi vẫn là một người mẹ tất bật xoay vòng trong một núi công việc không tên. Với tôi, thời gian như được băm nhỏ ra, và được sắp xếp theo một "lập trình" cụ thể. Nhân viết bài này, tôi muốn chia sẻ chút thực tế của tôi cho những bà mẹ khác chút kinh nghiệm nhỏ mà thôi.

1. Vấn đề chăm sóc răng miệng: Có lần vào bệnh viện Nhi đồng 2 nuôi con ốm, tôi gặp không ít hơn một bà mẹ không thường xuyên rơ lưỡi cho bé hằng ngày, đến nỗi bé bị viêm miệng, và mẹ rơ lưỡi là nhất định ngậm chặt mồm, không chịu. Đó là do các mẹ ấy không tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng từ nhỏ, mà quên luôn, lâu lâu mới làm, thành ra bé sợ.

Cách tốt nhất là các mẹ buổi sáng ngủ dậy, người lớn đánh răng thì cũng cho em bé đánh răng theo, tôi thì hay rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ hoặc lá ngót, lá cỏ mực. Lá hẹ thì ngừa viêm họng, ho, còn cỏ mực, lá ngót thì phòng bệnh tưa lưỡi cho bé rất tốt, áp dụng lại đơn giản và nhanh nữa: Lá hẹ, lá ngót hay cỏ mực, nhặt lá, đem rửa sạch, rồi ngâm nước muối khoảng nửa tiếng, sau đó, vẩy ráo, lại rửa lại bằng nước sôi để nguội, vẩy thật ráo, bỏ vào bao nylon, cột kín, cất vào tủ lạnh (ngăn rau quả).

Mỗi sáng thức dậy, lấy nhúm nhỏ, bỏ vào cái bao nylon sạch, rồi giã nhẹ cho nát lá, dồn lá sang góc bao nylon, mang miếng rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, thò tay vào bao nylon, ấn nhẹ vào đống lá dập, vừa ấn vừa bóp, nước lá rau sẽ thấm vào miếng gạc, kiểm tra lại xem có dính vụn rau nào trên bề mặt gạc thì khẩy nó đi, xong, rơ lưỡi cho bé. Mất có mấy phút.

Còn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, muốn con khi mọc răng, đỡ bị sốt, bà mẹ hãy rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ trong những ngày đầu sau sinh. Thường lá rau ngót tôi để được 3-4 ngày, còn hẹ, cỏ mực thì chỉ dùng được 2 ngày (vì mau nát và hư hơn rau ngót). Ba năm nay, tôi rơ lưỡi cho hết bé lớn, đến bé nhỏ đều dùng cách này. Và các bé nhà tôi thì chưa thấy đứa nào bị tưa cả , và mọc răng đều không bị sốt.

2. Rôm sảy, hăm tã: Nếu con bạn gặp vấn đề này, có thể xử lý ngoại khoa được thì vẫn là tốt nhất. Không nên lạm dụng thuốc. Da bé thường non và nhạy cảm, nên gặp thời tiết nóng có thể nổi rôm sảy, mang bỉm thường bị hăm, đỏ ở háng, bẹn, hậu môn. Bạn đừng hoảng hốt. Có thể dùng lá chè xanh, lá trầu không, trái mướp đắng (khổ qua), đem nấu lên, pha nước tắm cho bé, sẽ cải thiện được tình hình.

3. Xử lý cơn ho của bé: Nếu con hơi húng hắng, có dấu hiệu ho, hay lập tức chưng chút tắc với đường phèn hoặc mật ong, cho bé nếm một lúc một ít, để ngăn ngừa ngay cơn ho tiềm tàng của bé. Còn nếu bé đã lớn, biết ăn cơm rồi, và ho nhiều thì có thể làm món bún xào với nghệ tươi giã nát, lòng heo, huyết heo, hẹ cho bé ăn liên tục vài ngày, món ăn này chữa ho rất hiệu nghiệm đấy. Món này làm hơi kỳ công, nhưng nhìn thấy con ăn ngon và hết bệnh, thì cũng thỏa lòng, các mẹ nhỉ!

4. Tăng cường sức đề kháng cho con ngay từ nhỏ: Các mẹ ơi, nếu con khỏe thì chẳng có con vi khuẩn, vi rút nào "làm hại" được đâu. Hãy nỗ lực tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách: Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời; Hằng ngày cho bé ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là nước cam, chanh... Mùa cam trái vụ, không mua được cam thì tôi thay bằng nước chanh, bưởi, quýt... Những thức đó rất nhiều vitamin C đấy. Và các mẹ cũng đừng quên tập cho con thói quen uống nhiều nước để "thanh lọc cơ thể" nhé.

Vài mẹo vặt trên, tuy nhỏ nhưng mà tôi hy vọng rằng sẽ có ích cho một ai đó. Và tôi rất mong trong hành trình nuôi dạy con thơ, tôi sẽ có thêm nhiều bạn đồng hành để cùng nhau san sẻ.

Văn Thị Hồng Hà
Q. Bình Thạnh, TP.HCM

 Theo VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ lớn nhanh dễ bị thiếu chất sắt? (25/7)
 Bệnh phế cầu khuẩn ở trẻ em (24/7)
 Chăm bé bị cúm và dấu hiệu nên đưa bé đi khám (24/7)
 Phòng tránh “bệnh máy điều hòa” cho bé yêu (23/7)
 Để giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ, uống bao nhiêu sữa? (23/7)
 Trẻ ho, sổ mũi… khi nào cần đến kháng sinh? (22/7)
 Tái sốt vi rút có nguy hiểm? (22/7)
 Lưu ý dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy (21/7)
 Nên làm gì khi con bạn bị đái tháo đường? (20/7)
 Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh cho bé (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i