Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ ho, sổ mũi… khi nào cần đến kháng sinh?
 

Con trai tôi 17 tháng, gần đây cháu liên tục bị viêm họng, sổ mũi, ho... Tôi cho con đi khám và uống thuốc theo toa của bác sĩ nhưng cháu cứ bị dai dẳng kéo dài, ho nhiều và ho xong thì ói hết. Tôi rất lo lắng không biết vì sao cháu lại bệnh lâu, dai dẳng như vậy. Bùi Thu Hà (TP. HCM)

Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm hô hấp trên, viêm mũi họng, viêm amidan, tiêu chảy cấp... hoặc nặng hơn có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi... Do hệ miễn dịch của bé vẫn còn trong giai đoạn chưa phát triển hoàn thiện, những trẻ có cơ địa dị ứng, có một bệnh lý mãn tính, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi... thường mắc bệnh hơn. Yếu tố thuận lợi của bệnh là môi trường lạnh và ẩm, nên vào các giai đoạn thời tiết cuối năm hoặc thời điểm giao mùa thì bệnh cũng nhiều hơn.

Thật ra, ho, sổ mũi chỉ các phản ứng của cơ thể để bảo vệ cơ thể khi có một nguyên nhân nào đó tấn công nên điều trị phải nhằm vào loại bỏ nguyên nhân chứ không chỉ dùng các loại thuốc giảm ho, sổ mũi. Tùy theo nguyên nhân, việc điều trị có thể cần đến kháng sinh, kháng viêm kháng dị ứng... Kháng sinh được chỉ định có tình trạng nhiễm vi khuẩn. Với các nguyên nhân do dị ứng hoặc do siêu vi, nếu tình trạng kéo dài cũng có thể dẫn đến bội nhiễm, nên giai đoạn sau cùng có thể cần đến kháng sinh.

Khi đã có chỉ định dùng kháng sinh, cần lưu ý dùng đủ liều và đủ thời gian quy định (tối thiểu 7 ngày), nếu không sẽ làm vi khuẩn trở nên lờn thuốc., việc điều trị sẽ ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó cần lưu ý giữ ấm cho bé, tránh lạnh, làm thông thoáng mũi họng thường xuyên bằng dung dịch Natriclorua 0,9‰, tránh khói bụi, khói thuốc lá...

Trường hợp đã điều trị kéo dài vẫn không hết, có thể làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ cho việc chuẩn đoán và điều trị như làm công thức máu, soi cấy vi khuẩn vùng họng... Một số trường hợp viêm VA hay amidan nặng cũng có thể cần can thiệp ngoại khoa thì mới biết rõ nguyên nhân gây bệnh.

Theo Thạc sĩ, BS Đào Thị Yến Phi
(Giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) - Giadinh.net

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tái sốt vi rút có nguy hiểm? (22/7)
 Lưu ý dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy (21/7)
 Nên làm gì khi con bạn bị đái tháo đường? (20/7)
 Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh cho bé (18/7)
 Nhiễm trùng máu ở bé (17/7)
 Cho con dùng sâm coi chừng ngộ độc (17/7)
 Chấn thương sọ não ở trẻ em (17/7)
 Con bị tật vì bố mẹ quá chuộng Đông y (16/7)
 Chữa chàm ở trẻ em - Thuốc gì? (16/7)
 Bé bụng to, dấu hiệu của còi xương (15/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i