Mang thai và sinh đẻ
   Thở nhanh và khó thở khi mang bầu
 

Đến quý II của thai kỳ, không ít thai phụ gặp trục trặc trong quá trình hô hấp. Họ cảm thấy tự nhiên khó thở, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi...

Nguyên nhân

Trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cần nhiều oxy hơn và thở nhanh là một trong những cách để lấy oxy vào cơ thể. Hormone progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Điều này tương tự cảm giác sau khi bạn phải lao động nặng nhọc hoặc vừa chạy gắng sức.

Khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh, gây áp lực lên cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) nên bạn có thể cảm thấy những nhịp thở khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi bạn mang song thai hoặc đa thai.

Tuy nhiên, gần đến ngày sinh, bạn lại dễ thở hơn vì khi ấy bé đã "rơi" xuống khung xương chậu, chờ ngày chào đời. 

Cách xử trí

Tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai phần lớn là bình thường và không gây hại. Thai phụ nên tăng cường nghỉ ngơi, di chuyển và làm việc với tốc độ chậm, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Nên hoạt động bằng cách đi lại nhẹ nhàng và làm những việc nhẹ trong nhà.

Nên ngồi thẳng và giữ cho vùng lưng được thẳng khi ngồi để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận oxy. Ngay cả khi đứng, bạn cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn.

Khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Dấu hiệu của bệnh

Khó thở, thở nhanh có thể là triệu chứng của hen suyễn hoặc viêm phổi - tình trạng nguy hiểm khi mang bầu. Ngoài ra, nó cũng có thể cảnh báo tình trạng máu vón cục (máu vón cục có khả năng gây nghẽn đường phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp). Chứng bệnh này khá hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Khó thở, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt... có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở bà bầu. Huyết áp thấp nếu không được khắc phục dễ dẫn tới tình trạng bị ngất.

Thai phụ nên đi khám nếu xuất hiện kèm theo một số triệu chứng sau:

- Hen suyễn trầm trọng.

- Nhịp thở nhanh, kéo dài.

- Đau ngực hoặc xuất hiện cảm giác bị đau ở những chỗ khác trên cơ thể khi thở.

- Da vùng môi, đầu ngón tay, ngón chân có màu xanh nhẹ; thai phụ trông xanh xao, yếu ớt.

- Nhịp tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng.

- Cảm giác khó thở đến mức như bị thiếu oxy.

- Bị ho liên tục, ho lâu ngày kèm theo sốt, ớn lạnh.

Ngoài ra, nếu thai phụ bị thở ngắn liên tục, khó thở hoặc có biểu hiện nào khác, nên nhanh chóng đi khám. Nên trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe trong lần khám thai tiếp theo.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bà bầu cảm cúm, bé sinh ra sẽ kém thông minh? (31/7)
 Phụ nữ mang thai cần chú ý điều gì khi đi du lịch? (30/7)
 Cúm A/H1N1: Nguy cơ biến chứng ở thai phụ cao gấp 4 lần (29/7)
 Són tiểu khi mang bầu (29/7)
 Chửa ngoài dạ con - một tai biến nguy hiểm (29/7)
 Chăm sóc sức khỏe sau sẩy thai (28/7)
 1.001 chuyện về an thai (28/7)
 Tai biến vì sử dụng thuốc tránh thai không đúng (28/7)
 Lợi ích của rong biển với thai phụ (27/7)
 Ngủ đủ - cách giúp bà mẹ giảm cân sau sinh (27/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i