Tâm lý
   Cần dạy trẻ kỹ năng ứng phó thiên tai
 

Những kĩ năng ứng phó với thiên nhiên nghe xa vời nhưng lại rất thiết thực trước những diến biến phức tạp, khó lường của tự nhiên Trẻ cần được rèn luyện phản xạ ứng phó thiên tai để có thể tự xử lý tình huống bất ngờ xảy đến.

Môn địa lý trong trường phổ thông giảng dạy cho học sinh rất nhiều quy luật hình thành tự nhiên, nhưng lại quên rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe qua khá xa rời thực tế nhưng đến khi xảy ra chuyện mới thấy là rất cần thiết: kỹ năng ứng phó với thiên tai.

Đến lúc thủ đô cũng chìm trong nước sau trận mưa dài ba ngày đêm, đến lúc động đất, cháy rừng, sương giá... gõ cửa từng gia đình, người ta mới nhận ra bản thân rất lúng túng, bất lực, và thiếu kỹ năng ứng phó với thiên tai, điều mà đa số người dân Việt Nam cho rằng không cần học. Chương trình giảng dạy môn địa lý suốt một thời gian dài cũng không quan tâm mấy đến vấn đề này, phần lớn chỉ dừng lại để học sinh "nghe qua cho biết".

Lỗ hổng suốt 10 năm
Theo các giáo viên địa lý lâu năm, ở chương trình cũ, môn địa lý từ lớp 6 đến lớp 12 đều có một phần nhỏ về thiên tai như bão, động đất, lũ lụt, sóng thần, sương muối, sương giá..., kèm các hướng dẫn ứng phó. Không nhiều, nhưng cũng vừa đủ để hình thành khái niệm cho học sinh. Đến chương trình cải cách, phần này bị lược bỏ và được thay bằng những kiến thức được xem là quan trọng hơn. Các kiến thức được tích hợp theo từng quốc gia, khu vực tiêu biểu cho hiện tượng thiên nhiên đó. Lỗ hổng này kéo dài khoảng 10 năm.

Vài năm gần đây, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai liên tục ở nhiều nơi trên thế giới, phần kiến thức về thảm hoạ thiên nhiên được đưa trở lại chương trình với thời lượng quy định ở cấp 3 là hai tiết. Tuy nhiên, các kiến thức này chủ yếu lại ở tầm vĩ mô, định hướng quản lý nhà nước, thiếu hẳn kiến thức về các kỹ năng sống chung với thiên tai.

Theo ông Mai Phú Thanh, chuyên viên phụ trách bộ môn địa lý Sở GD-ĐT TPHCM và là thành viên thẩm định chương trình biên soạn sách giáo khoa môn địa lý, việc đưa trở lại phần kiến thức về thiên tai vấp phải sự phản đối của không ít người với lý lẽ giảm tải không bỏ bớt kiến thức sao lại đi thêm vào. Việc giảng dạy khối kiến thức này vì thế tuỳ thuộc vào giáo viên, nhận thức giáo viên đến đâu sẽ chuyển tải cho học sinh đến đó. Vì đây là nội dung không bắt buộc trong nội dung ôn thi, nên nhiều giáo viên cũng dạy khá qua loa.

Luyện phản xạ hơn nhồi kiến thức
Tuy vậy, những ý kiến phản đối đưa kiến thức về các hiện tượng bất thường của thiên nhiên vào chương trình không phải không có cơ sở. Nhiều giáo viên dạy môn địa lý cho biết: kiến thức về các hiện tượng bất thường của thời tiết ở chương trình phổ thông tuy thiếu mà lại thừa. Cô Hoàng Thị Diễm Trang, giáo viên môn địa lý trường THPT Gia Định, cho rằng: "Không nên bắt học sinh toàn quốc học cùng một nội dung mà nên chú trọng dạy kỹ năng ứng phó cho học sinh theo đặc điểm thiên tai đặc thù của vùng. Ví dụ, học sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ được học kỹ hơn về sống chung với lũ. Học sinh miền Trung phải học cách phòng chống bão... Nếu làm được điều này, vừa có thể làm nhẹ chương trình mà vẫn không sợ học sinh bị hổng kiến thức.

Ngoài ra, việc hình thành các phản xạ với tình huống thiên tai cũng phải được rèn luyện từ nhỏ. Chẳng hạn như ở Nhật Bản, một đất nước mà mỗi năm có trên 100 trận động đất, việc hình thành phản xạ có điều kiện được tập luyện từ rất nhỏ. Còn ở ta, việc đưa phần kiến thức này chỉ bắt đầu từ cấp 3 mà chủ yếu là học cho biết thì rõ ràng không có tác dụng nhiều.

Để hình thành được phản xạ ứng phó với thiên tai, đòi hỏi nhà trường tổ chức các buổi tập dượt tình huống, chứ không thể học chay như hiện nay. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp của các ban ngành, trang bị cơ sở vật chất, và quan trọng hơn hết là sự đồng thuận của phụ huynh, của xã hội. "Có phụ huynh nào yên tâm giao con em mình cho chúng tôi thực tập những tình huống nguy hiểm", hiệu trưởng Nguyễn Văn Thạnh của trường THPT Gia Định ta thán.

Sài Gòn tiếp thị

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé là “cụ non” (30/5)
 6 cách kiểm soát bé 'ăn vạ' (28/5)
 Mẹ ơi, con thích bơi và đi dạo (28/5)
 Bệnh sợ đến trường của trẻ (28/5)
 Giúp con kết bạn khi đến trường (27/5)
 Kinh nghiệm cho bé đi chơi xa (27/5)
 Dạy con theo tâm lý trẻ (27/5)
 Trò chuyện giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội (26/5)
 Nghệ thuật "đàm phán" với con cái (26/5)
 Làm cha mẹ tốt (26/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i