Dinh dưỡng
   Đối phó với "trận chiến" ở bàn ăn
 

Từ nhiều năm nay, các bậc phụ huynh thừa nhận phải chào thua trong "cuộc chiến" với con cái ở bàn ăn.

Kết quả nghiên cứu mới nhất trong tháng 12/2008 trên 902 phụ huynh tại TP. HCM và 665 phụ huynh tại Hà Nội cũng cho thấy, tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 8 tuổi là 27%. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-6 tuổi có tỷ lệ biếng ăn cao nhất với 38%. Điều quan trọng là những trẻ biếng ăn này đã có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi.

Đối với nhiều bà mẹ lúc cho con ăn chính là những "giờ phút kinh hoàng" nhất

Hầu hết các bà mẹ có con biếng ăn đều rất lo lắng về chế độ ăn và tình trạng dinh dưỡng của con mình. Nhưng họ lại rất lúng túng trong việc điều chỉnh và xây dựng những hành vi, thói quen ăn uống đúng cách cho trẻ. Nếu buông xuôi, chiều theo ý con thì sợ cháu gầy, yếu, còn nếu cố ép thì mất thời gian, vất vả.

Cách đối phó với một số biểu hiện biếng ăn ở trẻ
Trẻ ham chơi không muốn ăn
- Bắt bệnh: Trẻ thường không có cảm giác đói và sẽ chơi đùa hay nói chuyện thay vì ăn. Trẻ cũng không có cảm giác no và ngưng ăn khi có thể. Những trẻ này rất khó tự bình tĩnh trở lại khi gặp chuyện gì không vừa ý. Trẻ cố gắng làm chủ tình hình bằng cách từ chối ăn, ném thức ăn và leo ra khỏi ghế.

- Đối phó: Thời gian cho bữa ăn chính và phụ đều đặn sẽ cho trẻ cảm giác đói; Cần phải giữ trẻ ở trên ghế cho đến khi bố và mẹ ăn no để trẻ học cách ăn cho no; Áp dụng quy trình "Tạm dừng ăn". Nếu trẻ không nghe, cho trẻ vào nơi "tạm dừng ăn" - nơi mà trẻ được an toàn, ở một mình và không thể nhìn thấy bố mẹ (nôi, phòng chơi, phòng ngủ, để trẻ trong phòng, đóng cửa lại...). Thời gian tạm dừng ăn là khoảng thời gian để trẻ bình tĩnh cộng thêm 1 phút cho một tuổi sau khi trẻ đã bình tĩnh trở lại.

Người chăm sóc không nên động đến trẻ khi nó đang khóc hay nói với người chăm sóc. Khi trẻ đã bình tĩnh trở lại, người chăm sóc phải giải thích cho trẻ rằng: Họ hiểu là rất khó cho trẻ tự nín khóc, tự bình tĩnh trở lại; Họ tự hào vì trẻ có thể tự nín khóc, bình tĩnh trở lại; Họ muốn trẻ nghĩ về điều trẻ đã làm sai khi bình tĩnh trở lại.

Trẻ quá kén chọn thức ăn (ác cảm với thức ăn)


Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ quá nặng, cha mẹ nên tham vấn các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện

- Bắt bệnh: Khi cho trẻ ăn những thức ăn mới, những trẻ này có những phản ứng ác cảm với thức ăn, thay đổi từ nhăn mặt đến phun thức ăn ra, hoặc là chỉ ọe và ói. Sau đó, trẻ không ăn tiếp và có khuynh hướng đồng hóa ác cảm này với các dạng thức ăn khác đồng màu, hình dạng hoặc mùi vị. Trẻ có thể từ chối ăn cả nhóm thức ăn, ví dụ: rau, trái cây hoặc thịt, dẫn dến thiếu vitamin, sắt, kẽm hoặc đạm.

- Đối phó: Cho trẻ ăn thức ăn mới với số lượng từng ít một. Nếu trẻ ọe hay nôn, không cho trẻ ăn tiếp thức ăn đó; Nếu trẻ nhăn mặt hay phun thức ăn ra, hãy cho trẻ ăn thức ăn đó một lượng rất ít vào một lần khác và sau đó cho uống nước ngay hoặc ăn ngay một loại thức ăn ưa thích; Tăng dần lượng thức ăn trẻ không thích (có thể phải 10 lần hoặc hơn cho đến khi trẻ chấp nhận thức ăn một cách dễ dàng).

Với những trẻ tuổi chập chững biết đi: Chỉ cho trẻ ăn thức ăn trẻ chấp nhận hoàn toàn; Thay đổi thức ăn từ bữa này sang bữa khác và ngày này sang ngày khác; Ăn thức ăn mới cùng với trẻ nhưng không cho trẻ ăn chút nào thức ăn mới này; Nếu trẻ xin ăn hãy nói: "Đây là thức ăn của mẹ, nhưng mẹ sẽ cho con thử một chút"; Cứ tỏ ra bình thường khi trẻ nói là thích hay không.

Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ quá nặng, cha mẹ nên tham vấn các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện hay Viện dinh dưỡng Quốc gia.

Theo TinTuc

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những thức ăn gây nguy hiểm cho bé (28/5)
 Bị ép ăn, trẻ dễ bị rối loạn phát triển (28/5)
 Bữa ăn phụ cho trẻ nhỏ (27/5)
 Bé dị ứng khi uống sữa ngoài (27/5)
 Cách cho trẻ dùng sữa chua (26/5)
 Cơm gà trộn đậu hũ non (26/5)
 Sắp xếp bữa ăn cho trẻ (25/5)
 Những điều cần biết khi cho trẻ ăn bột dặm (25/5)
 Vai trò và cách sử dụng chất béo (22/5)
 Dinh dưỡng cho bé (22/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i