Tự kỷ
   Bài 3: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “Hội chứng tự kỷ”
 

Bài 3: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến "Hội chứng tự kỷ" (TT)

Những khó khăn trong việc diễn tả ý nghĩ

Khi lên ba tuổi, những trẻ em bình thường đã trải qua một tiến trình học hỏi về ngôn ngữ, chúng nghe, hiểu và lập lại những tiếng nói đúng tình cảnh khi muốn ăn, uống, gọi cha mẹ... dù chỉ bập bẹ chưa rõ ràng. Khi đầy 1 tuổi, đứa trẻ đã biết nói một số chữ, biết quay đầu khi nghe gọi tên, biết chỉ trỏ vào món đồ chơi nó muốn, và đã biết lắc đầu nói "không" khi gặp món ăn không ưa thích.

Một số trẻ em với ASD trở nên câm trong suốt cuộc đời (dù tai chúng vẫn nghe được âm thanh), một số trẻ lúc sơ sinh học nói bập bẹ nhưng sau đó ngừng hẳn, hoặc chậm trễ trong việc học và sử dụng ngôn ngữ. Một số trẻ khác thay cho tiếng nói, có thể chỉ vào hình ảnh để diễn tả ý muốn hoặc ra dấu (sign language).

Những đứa trẻ có thể nói, dùng ngôn ngữ một cách khác thường. Chúng gặp khó khăn khi ráp những chữ với nhau thành một câu nói có ý nghĩa (người khác có thể hiểu chúng muốn nói gì). Có đứa trẻ chỉ nói những câu có 1 chữ, trẻ khác lập đi lập lại một câu nhiều chữ. Một số trẻ khác chỉ lập lại những chữ chúng nghe, (echolalia - chứng lặp lại máy móc lời nói người khác), nhưng giai đoạn này chấm dứt khi đứa trẻ khoảng 3 tuổi.

Đôi khi chúng có thể học được một số chữ khá lớn, và những chữ này có ý nghĩa cao xa (hơn số tuổi của đứa trẻ), nhưng tựu chung, chúng không thể sử dụng kho ngữ vựng của mình một cách đúng lúc và chính xác. Vì thế, chúng không thể duy trì một câu chuyện, nghe và trả lời. Tiếp nối một câu chuyện là điều khó khăn vì cần "thu nhận" trước khi có thể trả lời nên những đứa trẻ này thường nói một mình, nếu biết nói, về điều mình thích, chứ không thể "nghe" người khác nói, nhất là việc chúng không thể phân biệt được những lời nói thật, đùa giỡn hay mỉa mai qua âm thanh, giọng điệu.

Không những gặp khó khăn về việc dùng ngôn ngữ, những đứa trẻ với ASD gặp khó khăn về cử chỉ, hành động. Người chung quanh khó đoán biết các đứa trẻ này muốn gì; nét mặt, cử chỉ hoặc hành động không đi đôi với lời nói. Đứa trẻ có thể hát, nói với một giọng đều, không lên xuống, giống như thanh âm của máy móc hoặc la hét mỗi khi mở miệng.

Những đứa trẻ với ASD không biết làm sao để người chung quanh "hiểu" chúng cần gì, muốn gì, và với bản năng sinh tồn, chúng chụp giựt vật dụng cần thiết hoặc chỉ biết la hét đòi. Cho đến khi những đứa trẻ này được huấn luyện về cách diễn tả ý nghĩ, chúng tiếp tục hành động theo bản năng ở mức thô sơ nhất để đạt được ý muốn. Khi khôn lớn, chúng có thể hiểu được trở ngại của mình, nên thường trốn lánh xã hội và bị trầm cảm rất nặng.


Trúc Giang.mamnon.com
Theo http://tvvn.org

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài 2: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “hội chứng tự kỷ - ASD” (18/5)
 Bài 1: Hội chứng tự kỷ (13/5)
 Sử dụng những tài liệu được xuất bản thế nào để dạy những học sinh mắc chứng tự kỉ (11/5)
 Làm thế nào dạy những học sinh mắc chứng tự kỉ cách giơ tay lên (11/5)
 Môi trường lớp học cho trẻ tự kỷ (11/5)
 Các cách thức dạy trẻ tự kỷ (11/5)
 Bệnh tự kỷ ở trẻ (11/10)
 Gia tăng hội chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ (11/10)
 Trẻ đầu to là dấu hiệu của tự kỷ (11/10)
 'Thần đồng' có thể là dấu hiệu tự kỷ (11/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i