Tâm lý
   Khi bé có 'máu nhà buôn'
 

Chị Thủy đang thiu thiu ngủ thì nghe con gái 6 tuổi thủ thỉ với dì: "Con có tiền rồi, mai dì dẫn con đi mua kẹo nha. Hồi chiều con mới bán giấy màu cho các bạn được những 10.000 đồng cơ đấy".

Nghe thấy thế, chị Thủy liền bật dậy. Hỏi ra mới biết bé Bống được dì cho mấy xấp giấy màu. Bé đem toàn bộ số giấy chưa dùng bán cho các bạn trong lớp.

Trường hợp bé Du, 7 tuổi, con chị Hường, cũng tương tự. Chị mua cho con gái mấy chiếc kẹp tóc khá đẹp. Vài hôm sau không thấy đâu, hỏi mãi thì cô bé khai đã bán cho bạn Trâm Anh. Chị Hường gạn hỏi thêm và được biết trước đó bé từng bán vài thứ mẹ mua cho để lấy tiền ăn quà vặt.

 

Ảnh: Corbis.

Không nên vội quy kết con trẻ

Chuyên gia Lê Khanh, bộ phận tư vấn tâm lý, phòng khám đa khoa Tân Định, TP HCM, cho biết, trường hợp trẻ đem đồ ở nhà bán cho bạn bè có thể do trẻ bắt chước các hoạt động mua bán của người lớn. Ở những trường hợp này, bé đã biết cách dùng tiền. Chính vì biết dùng tiền nên trẻ đem những thứ mà mình không thích hoặc chưa cần dùng đến để bán lấy tiền mua những thứ chúng thích.

"Ở trường hợp thứ nhất, khi dì Lan cho bé Bống những xấp giấy màu thì nó đã thuộc quyền sở hữu của bé. Bé có thể dùng để đổi bất kỳ thứ gì bé muốn. Việc quy kết bé mang đồ của nhà đi bán là không đúng", ông Khanh nói.

Tuy nhiên, khi phải đối diện với tình huống trên, bạn cần xem lại hai vấn đề: Bạn đã dạy cho trẻ cách dùng tiền chưa? Và bạn có thực sự biết được nhu cầu của trẻ?

Việc cho con một vài nghìn đồng khi trẻ bước vào lớp một là chuyện bình thường, nhưng phụ huynh nên tìm hiểu trẻ sử dụng số tiền đó vào việc gì. Bạn cũng cần giải thích và hướng dẫn con trẻ để chúng dùng tiền đúng mục đích.

Làm gì khi còn học đòi kinh doanh?

Đối với chuyện của bé Du, chị Hường phải nghiêm khắc với con. Chị nên phân tích cho bé hiểu những vật dụng mẹ mua rất cần thiết cho bé. Ngoài ra, chúng còn chứa đựng cả tình cảm của mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, chị cũng cần theo dõi sát sao, tránh bé tiếp tục tái diễn hành động trên.

Trên thực tế, bé Bống và bé Du là những đứa trẻ quá lanh lợi so với tuổi của chúng. Do đó, bố mẹ các bé cần giám sát để kịp thời chấn chỉnh, tránh trường hợp khi bé lấy tài sản của gia đình (không thuộc sở hữu của trẻ) bán cho bạn bè.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ thừa hưởng tính cách từ cha mẹ là chủ yếu (15/5)
 Làm gì để bé thích đọc sách (15/5)
 Tạo sức mạnh cho trẻ để đối mặt với khó khăn (15/5)
 Ngôn ngữ bí mật của bé có thể bạn chưa biết (15/5)
 Mẹ ơi, bé buồn! (14/5)
 Những gì bạn không nên nói với con (14/5)
 Khi trẻ nói bậy (14/5)
 Cách tập cho bé làm quen với món cá (14/5)
 Trái cây lợi ích đến khó tin (14/5)
 Mẹ ơi! Cô không thương con. (14/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i