Tâm lý
   Mẹ ơi! Cô không thương con.
 

Đó là câu nói mà những đứa trẻ là con một hoặc con út trong gia đình vẫn thường hay nói với mẹ khi bắt đầu đi học năm đầu tiên ở trường mầm non. Điều này thường làm cho các bậc phụ huynh hết sức lo lắng, không biết tại sao cô không thương con mình. Thậm chí có nhiều phụ huynh vì quá thương con, lo lắng mà có những suy nghĩ tiêu cực: tại mình không quà cáp, phong bì nên cô giáo không "thương" con mình .v.v...

Thực tế có phải như vậy không thì phải đi vào trường mầm non xem cô chăm cháu và về nhà tìm hiểu môi trường sinh hoạt của cháu trong gia đình mới biết được tại sao bé lại có suy nghĩ: "Cô không thương con".

Trực tổng đài tư vấn: không ít phụ huynh đã gọi điện thoại, gửi email liên hệ xin tư vấn về vấn đề này. Có nhiều mẹ cùng có một câu hỏi chung: ‘Chị ơi! Con em đi học về bảo không thương cô giáo vì cô giáo không thương con!'

Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân, thì phần lớn nguyên nhân trẻ nói cô giáo không thương con đều xuất phát từ sự thay đổi môi trường sinh hoạt của bé từ gia đình đến nhà trường.
Trường hợp này thường gặp ở những bé là con một, con út trong gia đình và mới đi học lần đầu tiên.

Lý do tại sao bé lại có cảm giác: Cô không yêu bé?
Các nhà tâm lý học trẻ em chia sẻ: một trong những nguyên nhân bé lần đầu đi học có cảm giác "cô không yêu con" là bởi bé không được chuẩn bị tâm lý trước khi đến trường mầm non.

Là con một hoặc con út trong gia đình thường được cha mẹ, ông, bà, anh chị yêu thương và nuông chiều hết mực. Chính vì vậy, bé luôn cảm thấy được an toàn và là trung tâm của mọi người. Bé cần gì sẽ được đáp ứng, bé yêu cầu gì mọi người sẽ làm theo, hầu như ý muốn của trẻ luôn được thực hiện và ít khi bé bị từ chối. Thậm chí giờ ăn, giờ ngủ và mọi sinh hoạt của trẻ đều được mọi người quan tâm.

Thế nhưng khi vào trường mầm non, môi trường sinh hoạt thay đổi và mọi thứ đều thay đổi. Vì không được chuẩn bị trước nên bé bị hụt hẫng: bé không còn là trung tâm của mọi người, không được cô yêu chiều như ở nhà, mọi ý muốn của trẻ không phải khi nào cũng được đáp ứng và một điều đặc biệt là sự chăm sóc, yêu quý của cô chia đều cho tất cả mọi người trong lớp, cô không phải lúc nào cũng ở bên bé và ngọt ngào dỗ dành bé như ở nhà, những thay đổi đó làm cho bé hụt hẫng về tình cảm và cảm thấy rằng: "cô không yêu bé!"

Đặc biệt đối với những bé ở nhà thường hay nhõng nhẽo thì việc trẻ không được chuẩn bị khi đến trường càng làm bé cảm thấy hụt hẫng về tình cảm.

Những nhu cầu yêu thương và được yêu thương như ở nhà của bé thường không được đáp ứng khi bé đi học ở trường mầm non.

Đối với những trường hợp như trên, khi cha mẹ nghe bé nói: "mẹ ơi! Cô giáo không thương con!" hoặc "con ghét cô giáo!" thì chúng ta nên tìm hiểu các vấn đề sau:
- Tại sao con nghĩ cô không thương con?
- Tại sao con không thương cô giáo?
- Con không thích cô giáo vì điều gì? .v.v...

Lắng nghe trẻ nói lý do và giải thích cho trẻ hiểu tại sao cô giáo đối với bé không giống với ba mẹ ở nhà đối với bé.

Giải thích cho trẻ hiểu cô giáo rất yêu bé nhưng cách thể hiện của cô không giống như ba mẹ yêu bé.

Thường xuyên trò chuyện với bé và các hoạt động của bé trên lớp đồng thời trao đổi với giáo viên về bé khi ở lớp để tìm hiểu thêm xem ở lớp bé sinh hoạt và vui chơi với các bạn như thế nào.

Việc giải thích và trò chuyện với bé về thời gian bé ở trường và kết hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ giúp bé hiểu ra rằng: cô giáo vẫn yêu bé và yêu đồng đều các bạn, bên cạnh đó còn giúp cho phụ huynh hiểu con mình cũng như tình hình bé ở lớp để tránh những hiểu làm đáng tiếc hoặc những lo lắng về trẻ ở lớp.

Bên cạnh đó việc giải thích và phân tích vấn đề của cha mẹ dựa trên những suy nghĩ của trẻ để hướng trẻ đến với những suy nghĩ tích cực sẽ dần giúp trẻ quên đi cảm giác cô không yêu trẻ và dần có thiện cảm với cô giáo hơn.

Việc cần thiết nữa để trẻ đến trường không cảm thấy bị bỏ rơi, hụt hẫng và cảm thấy những người xung quanh không còn yêu mình, đặc biệt là cô giáo dạy trẻ, cha mẹ cần phải có những chuẩn bị về tấm lý trước cho trẻ mầm non mới bắt đầu đi học. Khi trẻ có những chuẩn bị về tâm lý cũng như có sự hiểu biết về sự khác nhau giữa lớp học và gia đình bé khi ấy bé sẽ vui vẻ đến trường và yêu cô giáo mình hơn.

Quỳnh Giao. Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những bài học cho bé 2-3 tuổi (13/5)
 Cần dạy con trai biết cách thất bại (13/5)
 Bé 24-36 tháng nên chơi gì để thông minh? (13/5)
 Khi bé hỏi 'Vì sao bầu trời lại xanh?' (12/5)
 Bé kiêu căng: sai từ cách nuôi trẻ (12/5)
 Cách giúp con cái hoà hợp với mẹ (11/5)
 Dạy trẻ học làm lãnh đạo từ...tuổi lên 3 (12/5)
 Được nuông chiều quá trẻ sẽ thiếu kiềm chế (11/5)
 Tạo tính độc lập: Cho trẻ được va vấp, trải nghiệm (11/5)
 Những mối nguy hiểm khi con của chúng ta chịu quá nhiều áp lực (9/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i