Tâm lý
   Xử trí khi bé yêu gặp ác mộng
 

Bé nhà bạn thường xuyên giật mình tỉnh giấc do gặp ác mộng, hãy thử áp dụng những bí quyết dưới đây để bé có giấc ngủ ngon nhé.

Khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ thường được phát triển trong các giấc mơ, khi các cung bậc tình cảm ngay càng mãnh liệt hơn thì sự căng thẳng trong các giấc mơ cũng ngày càng tăng dần và đó là lý do gây ra những ác mộng mà bé yêu có thể gặp phải.

Nếu trẻ thường hay bị những cơn ác mộng làm tỉnh giấc thì bạn nên bỏ thời gian tìm nguyên nhân đã làm trẻ căng thẳng. Có thể do môi truờng xung quanh nơi trẻ ở, có thể trẻ gặp phải những khó khăn không vượt qua được, có thể trẻ cũng cần thời gian để thích ứng với những thay đổi gần đây liên quan đến cuộc sống của trẻ như chuyển nhà chẳng hạn hoặc cũng có thể là do trẻ xem trên tivi hoặc đâu đó có những hình ảnh ấn tượng không tốt.

Dưới đây là những cách giúp trẻ tránh khỏi những ác mộng liên tiếp và làm cho trẻ thấy an tâm:
1. Sắp xếp những hoạt động có tính yên tĩnh trước khi ngủ, gần đến lúc ngủ không nên để bé xem những hình ảnh có tính kích thích mạnh hoặc phim ảnh kinh dị.

2. Để một chiếc đèn ngủ nhỏ, mở cửa phòng ngủ. Điều này sẽ giúp bé không còn cảm giác sợ hãi, bạn nên nhớ rằng đây không phải là lúc dạy trẻ trở thành một người dũng cảm. Bởi nếu như bạn làm trẻ thấy rằng sợ hãi là điều xấu hổ hoặc coi thường không xem trọng những cảm giác của trẻ thì điều đó chỉ làm cho ác mộng ngày càng tăng chứ không hề giảm.

3. Nếu trẻ bị ác mộng làm cho tỉnh giấc bạn nên đồng cảm với sự sợ hãi của trẻ. Nên nói chuyện nhiều với trẻ cho đến khi trẻ bình tâm trở lại.

4. Tránh khi nói chuyện với trẻ mà đề cập đến những chi tiết liên quan đến ác mộng, chỉ nói đến những chi tiết trong cơn ác mộng khi trẻ bị những thứ làm sợ hãi xuất hiên trong giấc mơ lần thứ 2. Nếu trẻ muốn nói thì tốt nhất nên nói chuyện vào bàn ngày hoặc yêu cầu trẻ dùng hình ảnh minh hoạ để nói ra.

5. Nên ngồi cùng trẻ ở trong phòng không nên để trẻ 1 mình trong phòng riêng. Buổi tối bạn hãy cùng trẻ học tại phòng riêng của trẻ như vậy sẽ giúp trẻ bình tâm trở lại, tạo cho trẻ cảm giác thấy rằng phòng riêng của mình rất an toàn.

Theo aFamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tạo thói quen cho trẻ trong sinh hoạt (7/5)
 Dạy trẻ tính trung thực (7/5)
 Tâm lý của bé lên 5 tuổi (7/5)
 Chọn cách vui chơi cùng bé (1-4 tuổi) (6/5)
 Giúp con có sở thích đọc sách (6/5)
 Xây dựng tính kiên nhân cho con (6/5)
 10 cách nói yêu con (5/5)
 Khi trẻ bị trầm cảm (5/5)
 6 câu nói của trẻ khiến cha mẹ bực mình nhất (5/5)
 Rèn nghị lực cho con (4/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i