Tâm lý
   Nguyên nhân và cách xử trí khi bé ăn cắp
 

Dưới 4 tuổi, bé khó có khả năng phân loại xem thứ nào thuộc quyền sở hữu của bé, thứ nào thì không. Bé ở độ tuổi này dễ có thói quen 'cầm nhầm' đồ của người khác hơn. Trên 4 tuổi, bé sẽ hiểu ăn cắp là hành vi không được phép nên sẽ ý thức được điều này.

Những nguyên nhân khác khiến bé dễ xuất hiện tính ăn cắp, được BBC tổng hợp:


- Bé thiếu tính kiềm chế: Nếu đó là thứ bé thích thì bé sẽ cố để lấy nó bằng mọi giá. Bé cũng không nghĩ đến hậu quả xảy ra sau đó; thậm chí, bé cũng không còn đủ "tỉnh táo" để tìm cách mượn hoặc xin tiền mua món đồ ấy.

Khả năng tự kiềm chế sẽ tốt dần khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, cha mẹ nên dạy cho bé cách kiểm soát bản thân qua những nguyên tắc đơn giản trong cuộc sống.

- Bé bắt chước: Nhiều bé tin rằng, học theo tính ăn trộm đồ trong siêu thị từ anh trai mình sẽ có nhiều điều thích thú. Một số bé không thể ngừng việc lấy cắp theo người khác vì bé sợ bị chê cười.

- Bé bị cấm: Những điều mang tính chất cấm đoán thường thôi thúc trí tò mò và ước muốn sở hữu của bé. Không ít cha mẹ tức điên lên vì họ vừa cảnh cáo bé: "Con không được lấy xe tăng này đâu. Nó là của bạn Tôm" thì ngay sau đó, bé quấy khóc và cương quyết đòi món đồ này cho bằng được.

- Đó là thứ bé đã bị mất: Đặc biệt, chúng là lại những món đồ bé yêu thích; ví dụ, khi bé làm mất đồ chơi siêu nhân, bé sẽ nảy sinh tâm lý buồn chán, ghen tỵ nếu người bạn ở lớp cũng có món đồ đó. Bé ăn trộm đồ chơi của bạn cùng lớp như một giải pháp tạm thời.

- Bé "phớt lờ" lời cha mẹ: Bé ăn trộm bởi vì bé nghĩ đơn giản là điều đó không gây hại gì (cho dù cha mẹ đã giải thích là bé không nên làm như vậy).

- Bé có bản tính ghen tỵ bẩm sinh: Điều này lý giải vì sao một số bé có tật "tắt mắt" trong khi các bé khác thì không.

Ngoài ra, bé mắc tật ăn cắp là vì chán ghét gia đình, do bố mẹ thường xuyên cãi vã hoặc bé sống trong cảnh bố mẹ ly hôn. Những yếu tố này khiến bé gặp khủng hoảng về mặt tâm lý và bé tìm đến việc lấy trộm đồ của người khác như một cách giải quyết vấn đề.

Cách xử trí
- Khi phát hiện bé có tính ăn cắp, bạn nên tránh phản ứng thái quá. Bạn nên bình tĩnh và cẩn thận tìm ra nguyên nhân của vấn đề (có thể bé không cố tình trộm đồ). Tiếp đến, bạn nên lắng nghe bé trình bày lại chuyện này.

- Xử trí tức thì: Nếu biết bé ăn trộm nhưng vì sợ xấu hổ với mọi người xung quanh mà bỏ qua, thì bé sẽ còn tiếp tục việc này. Vì vậy, khi phát hiện bé ăn cắp, bạn nên tìm cách xử lý bé kịp thời. Bạn càng để lâu thì thói xấu của bé càng nghiêm trọng hơn.

+ Để bé khắc phục hậu quả: Nếu bạn tìm thấy kẹo trong túi áo của bé, bạn nên đưa bé quay trở lại quầy bán kẹo, xếp chúng trở về chỗ cũ.

+ Với bé lớn hơn, bạn có thể cho bé chuộc lỗi bằng cách để bé tham gia vào nhiều việc nhà hơn ngày thường. Sau đó, bạn sẽ tặng bé một món quà là thứ đồ chơi bé yêu thích.

- Gọi tên chính xác hành vi của bé: Điều này rất quan trọng để bé tự ý thức được, ăn cắp là một hành động xấu. Nếu bé lý luận rằng: "Con chỉ mượn đồ thôi" thì bạn nên giúp bé phân biệt việc mượn đồ vật phải thông qua sự cho phép của chủ nhân món đồ ấy trong khi chuyện lấy cắp thì không.

- Không nên ép bé nhận lỗi: Nếu bạn chưa có chứng cứ rõ ràng thì bạn không nhất quyết phải buộc bé tội lấy cắp. Nhiều bé có thể nói dối để bảo vệ hành vi của bản thân. Lúc này, bạn nên nhấn mạnh với bé rằng, nếu bé nói thật thì bạn sẽ không trách tội bé.

- Không nên lảng tránh chuyện bé ăn cắp: Bạn cũng không nên coi vấn đề này là điều gì đó rất đáng hổ thẹn với các bé (nên tránh gọi bé là "ăn cướp" hay "tên trộm"). Điều này sẽ phá hủy lòng tự trọng của bé. Thay vào đó, bạn nên cho bé biết cảm giác buồn của bản thân bạn khi thấy bé hành động như vậy.

- Tìm kiếm chuyên gia: Nếu thói quen ăn cắp ở bé xảy ra liên miên, ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ thì bạn nên đưa bé đi khám. Ăn cắp có thể là nguyên nhân lệch lach hành vi trong quá trình phát triển của bé.

Ngăn ngừa
- Bạn nên dành thời gian để trao đổi với bé về hành vi lấy trộm đồ. Nhiều bé không thể hiểu được vì sao tính cách này được coi là xấu; cho nên, bạn có thể giải thích cho bé.

- Dạy bé tôn trọng đồ vật của bản thân và của người khác: Bạn nên dành phòng riêng cho bé và không nên tự ý mang đồ của bé đi nơi khác khi bé chưa đồng ý. Bạn có thể hỏi bé những câu như "Con cảm thấy thế nào, nếu mẹ cầm thú nhồi bông của con sang phòng khác mà con không biết?". Bạn cũng nên lấy cho bé ví dụ về việc phải bỏ tiền mua hàng, chuyện bé có thể mượn sách ở thư viện...

- Dạy bé cách có được món đồ bé muốn: Chẳng hạn, bé có thể hỏi mượn bạn cùng chơi xe tăng; tiết kiệm tiền để mua quần áo; ngoan ngoãn để được cha mẹ tặng thưởng...

Theo mevabe.net

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chọn đồ chơi cho bé từ 24-36 tháng tuổi (24/4)
 Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ (24/4)
 Giúp trẻ thoát khỏi cảm giác cô đơn (24/4)
 Những điều bé nên biết trước khi đi học (23/4)
 Khi bé đánh lại cha mẹ (23/4)
 Vì sao trẻ kém tập trung?!? (23/4)
 Giữ vững tinh thần cho trẻ (22/4)
 Nói dối như cuội (22/4)
 Giúp con phát triển trí tuệ (22/4)
 Từ mẫu giáo lên lớp 1: Một bước ngoặt lớn (21/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i