Tâm lý
   Giáo dục khi trẻ nói hỗn
 

Nói hỗn là một thói quen xấu của trẻ. Cha mẹ cần phát hiện và giáo dục trẻ kịp thời. Cha mẹ cần làm gì?

Đừng bỏ qua, hãy giáo dục chúng ngay khi bạn phát hiện ra điều đó. Khi trẻ bắt đầu tập nói là khi chúng rất dễ bắt chước tất cả những gì nghe được từ người khác. Thật đáng yêu khi trẻ có những lời nói rất ngô nghê, dễ thương, nhưng cũng rất bất ngờ khi bạn sẽ phải nghe thấy một lúc nào đó chúng nói tục, nói bậy. Cha mẹ nên:

Phòng ngừa trẻ nói hỗn
Công việc đầu tiên bố mẹ nên làm khi thấy con nói hỗn là giúp con nhận ra cách nói đó là không tốt

- Cha mẹ cần phản ứng ngay từ lần đầu tiên khi nghe các bé nói bậy bằng cách nghiêm khắc, tỏ ý không hài lòng và nói với con rằng cách nói đó không tốt, không được học theo.

- Hãy cố gắng kiềm chế bản thân và dập tắt mọi sự khuyến khích bé ở xung quanh (nụ cười, lời đùa cợt). Phản ứng thích thú đối với những lời nói của bé chỉ càng khuyến khích con bạn thêm hư.

- Bạn nên xác định rõ những lúc bé nói hỗn. Đừng bỏ qua nó, cho dù những lời nói của bé có làm bạn lúng túng hay buồn cười đến mức nào. Chẳng hạn những như "Mẹ xấu lắm!" hay "chú là đồ ngốc"... đều không được phép.

- Cần giải thích cho trẻ hiểu rằng, trẻ nói như vậy là không được, không ngoan, các bạn sẽ không chơi với những người hay nói tục, chửi bậy.

Cách xử lý khi trẻ nói hỗn

- Ðừng la mắng, đừng đánh, cũng đừng làm ngơ khi con trẻ nói tục.

- Không nên cười đùa khi trẻ nói bậy, nõi hỗn

- Bé cần bị phạt khi nói hỗn, hình phạt lớn nhất khi trẻ nói tục là không cho phépbé được tự do thực hiện những điều mình thích. Cha mẹ có thể phạt bé bằng cách không cho bé đi chơi, không cho ăn kem, không cho xem phim hoạt hình, không chơi cùng bé ... điều này sẽ có tác dụng tốt với bé.

- Nhắc nhở bé khi bé tái phạm: cha mẹ nên quy định rõ với trẻ "nếu con phi phạm lỗi này một lần nữa thì...." Và nhớ phải phạt thật dứt khoát, nếu bạn chỉ nói bỏ đấy chúng sẽ không sợ và lại tái phạm.

- Phớt lờ sự phản kháng của bé: Bạn không cần chú ý đến việc bé sẽ vùng vằng như thế nào, làu bàu ra sao... để tránh bị lôi vào một cuộc tranh cãi, lý luận với con. Khi thấy bạn không phản ứng gì, dần dần những tiếng làu bàu sẽ ít đi và bé sẽ tự hiểu rằng phản kháng chẳng giúp bé giải quyết được vấn đề.

- Bố mẹ cần tìm hiểu xem bé ảnh hưởng cách nói bậy từ ai và trực tiếp góp ý với người đó hoặc chủ động tránh cho bé tiếp xúc với nguồn ngôn ngữ không được trong sáng này.

Trong quá trình học nói, rất ít trẻ em tránh được việc nói bậy. Đây không phải do bé không ngoan, mà do sự ảnh hưởng từ chính môi trường xung quanh. Bé không ý thức được điều mình nói không tốt, do đó cha mẹ cần phát hiện sớm và có phương pháp dạy bảo trẻ phù hợp.

Theo Web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cháu cảm ơn bà... (3/4)
 Bé thích nhại giọng (2/4)
 Kỹ năng cho bé trước khi vào mẫu giáo (2/4)
 Trẻ học giỏi toán do đâu? (2/4)
 Giúp trẻ thoát khỏi nỗi sợ hãi (1/4)
 Những lo lắng khi bé học nói (1/4)
 Những cách đơn giản giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc (1/4)
 Xây dựng hành vi tốt ở bé (31/3)
 Khi bé chỉ thích một cuốn sách (31/3)
 Cách chọn mua đồ chơi cho trẻ (31/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i