Sức khoẻ
   Trẻ tập đi sớm dễ bị tổn thương xương
 
Các chuyên gia xương khớp khuyên các bà mẹ chỉ bắt đầu dạy trẻ tập đi khi trẻ có thể và muốn tập đi. Việc phải đi quá sớm khi cột sống chưa "sẵn sàng" có thể gây tổn thương cho cơ quan này và dẫn đến dị tật ở nhiều xương khác. Trẻ mới lọt lòng không thể đi lại ngay được do não và cơ quan vận động còn chưa phát triển. Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, phải đến 10 tháng tuổi, trẻ mới có thể dần biết đứng lên và lẫm chẫm biết đi. Tuy nhiên, do trẻ em phát triển không giống nhau nên nhìn chung trẻ trong khoảng 10-18 tháng tuổi bắt đầu tập đi là bình thường. Một số phụ huynh nóng vội, sốt ruột bắt trẻ em phải tập ngồi, đứng, đi lại quá sớm. Trẻ sớm biết đi được coi là thành tích, cũng là niềm vui và tự hào của người lớn nên bố mẹ thường ép phải “tiến bộ” hơn. Điều đó làm cho cột sống trẻ còn non nớt phải gánh chịu tải trọng quá lớn của đầu và phần trên cơ thể nên dễ bị đau lưng về sau này. Tập đi sớm còn làm tăng tải trọng lên khớp háng của trẻ, dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi. Ngoài ra, xương cẳng chân trẻ em vốn còn mềm dẻo do chứa nhiều chất hữu cơ và nước, ít canxi nên sẽ dễ bị biến dạng thành hình chữ O (chân vòng kiềng) hay chữ X (chân chữ bát). Đi, đứng sớm còn làm cho trẻ dễ bị mắc chứng bàn chân bẹt do sức ép của toàn bộ cơ thể. Bình thường, lòng bàn chân của người lõm, có cấu trúc vòm, làm cho trọng lực cơ thể được phân bố đều trên bàn chân. Ở trẻ em có bàn chân bẹt, cơ chế phân phối lực của bàn chân không còn nữa, trọng lượng cơ thể đè trực tiếp lên gót chân, khiến vùng này phải chịu tải quá mức. Trẻ em có bàn chân bẹt thường đi lại khó khăn, chóng mệt mỏi. Hãy chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ tập đi. Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên cưỡng. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi, người lớn phải đỡ, dìu trẻ. Tuy nhiên, không nên lôi kéo mạnh vào tay và người trẻ vì chúng sẽ dễ bị trật khớp, nhất là các khớp vai và cổ tay. Cần phải lót sàn nhà bằng các tấm lót xốp mềm mại để tránh gây hại khi ngã. Ngoài ra, để bảo vệ hệ xương cho trẻ, cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Tránh tư thế cúi đầu ra trước hay nằm gối quá cao, dễ gây gù. Khi trẻ đã biết đi, cần dạy đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước. TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Sức Khỏe & Đời Sống
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quần áo trẻ chống nắng kém (20/9)
 Viêm phổi do virus ở trẻ em (19/9)
 Triệu chứng lao màng não ở trẻ (15/9)
 Chữa nôn trớ ở trẻ em (14/9)
 Khi trẻ bị nhức đầu (13/9)
 Trường mầm non mặt tiền: Trẻ có nguy cơ nhiễm cao (12/9)
 Để trẻ có hàm răng đẹp (9/9)
 Trẻ mơ hồ giới tính cần phát hiện sớm (7/9)
 Những điều cần biết trong trường hợp khẩn cấp (6/9)
 Chăm sóc và theo dõi trẻ sốt xuất huyết tại nhà (31/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i