Vui chơi cùng trẻ
   Khơi dậy trò chơi dân gian cho trẻ em
 

Trò chơi dân gian trẻ em đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.

Nhưng ngày nay ở các đô thị nó đang đứngtrước nguy cơ bị mai một bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

Làm gì để kéo các em đến với những trò chơi lýthú và bổ ích này? Câu trả lời đang rất cần sự trả lời của những người có tráchnhiệm.

Trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam,trò chơi dân gian trẻ em có một vị trí khá quan trọng, góp phần tạo nên diệnmạo văn hoá truyền thống dân tộc. Trò chơi dân gian trẻ em ra đời và gắn liềncùng môi trường sống vốn rất gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam đểrồi tác động không nhỏ cả về thể chất, trí tuệ của các em.

Nếu trò chơi dân gian của người lớn thườngxuất hiện vào các dịp lễ hội, vào ngày tết cổ truyền, thì trò chơi dân gian củatrẻ em có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Có những trò chơi chỉ xuất hiện theomùa, mùa hè có chơi chuyền, chơi chọi, thả diều, chơi chong chóng... Một số tròchơi khác như đá cầu, nhảy dây, trốn tìm, chơi ô ăn quan, trồng nụ, trồng hoa,đánh khăng, đánh đáo... thì chơi quanh năm. Thực tế cho thấy trò chơi dân gianrất phù hợp với môi trường sống và điều kiện sinh hoạt của trẻ em. Những vậtdùng để chơi dễ kiếm, dễ tìm hay do chính tay các em làm. Chơi chuyền chỉ cầnmột quả cà, quả bưởi rụng và một bàn que gồm 10 que tre nhỏ, chơi chong chóngchỉ cần một chiếc lá dừa, chơi ô ăn quan là 52 viên sỏi, chơi nhảy dây chỉ cầnmột chiếc dây thừng hoặc dây nịt nối lại. Một số trò chơi cần phải dùng đếntiền để mua thì chẳng hề đắt nhưng cái làm cho trò chơi dân gian thú vị chínhlà được chơi những thứ do mình tự tạo ra. Phụ thuộc vào thời tiết mà có thểchọn trò chơi cho phù hợp. Vào tiết trời mưa, không gian bị thu hẹp, có thểchơi trò đơn giản và không cần nhiều người tham gia như: chi chi, chành chành,cờ tướng, ô ăn quan... Những hôm trời khô ráo có thể chơi những trò chơi mangtính tập thể như: trốn tìm, nhảy dây, mèo đuổi chuột, đánh trận giả...

Có những trò chơi rèn luyện sự khéo léo,chính xác như chơi chuyền, chơi chong chóng, thả diều... Có những trò chơi lạigiúp trẻ rèn luỵên thể lực sức mạnh và dẻo dai như: nhảy ngựa, nhảy dây, đácầu, mèo đuổi chuột... Những trò chơi như: ô ăn quan, đánh trận giả lại rèn chotrẻ tính thông minh. Những trò vừa chơi vừa hát đồng dao như nu na nu nống, chichi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, rồng rắn lên mây thực sự đã đem lại cho trẻnhững tiếng cười sảng khoái.

Thời thơ ấu của những thế hệ thuộc những năm 1970 trở về trước, trò chơi dângian có một vị trí đặc bịêt quan trọng, nó không chỉ đơn giản mang tính giảitrí đơn thuần mà nó còn góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đấtnước. Nhưng ngày nay trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, trước sự phát triểncủa công nghệ thông tin, liệu những ưu điểm ấy của những trò chơi dân gian cònít cơ hội để phát triển. Khi đi qua các khu vực quanh trường học hay các khu dâncư lớn, điều dễ nhận thấy là các hàng trò chơi điện tử mọc lên như nấm. Và phầnđông người chơi là các em nhỏ. Quá trình đô thị hoá đã làm thay đổi, không gian,môi trường sinh hoạt vui chơi của trẻ. Nếu những cánh diều bay bổng trên trờixanh của trẻ xưa kia mang dấu ấn của những ước mơ, của sự lãng mạn thì nay nhữnghình ảnh ấy lại nặng những âu lo của các bậc phụ huynh, bởi đã có không ít tainạn đáng tiếc xảy ra với các em nhỏ tại những khu chung cư khi chơi trò chơi này.Bên cạnh đó, chương trình học quá tải làm cho trẻ thiếu thời gian vui chơi. Chínhnhững điều đó đã phần nào lý giải vì sao trẻ em ở các đô thị ngày càng ít chơi,thậm chí không biết đến những trò chơi dân gian. Giờ ra chơi là khoảng thờigian giúp trẻ em thư giãn sau những tiết học căng thẳng, mệt mỏi, do đó nhu cầuvận động là điều không thể thiếu ở lứa tuổi này.

Nhưng dạo qua một số trường xem bọn trẻ chơi gì ở khoảng thời gian này thì rấtnhiều em nữ khi được hỏi không biết thế nào là chơi chuyền, trồng nụ trồng hoavà cũng không thấy mấy em nam trả lời được chơi trò chơi trâu bò húc nhau, đánhkhăng đánh đáo. Mà thay vào đó là chơi cờ carô, quan toà xử án, đọc truyệntranh, đọc báo hoặc tán gẫu. Nhiều em cho rằng giờ ra chơi quá ngắn và sântrường hơi chật các em không thể chơi được những trò mình thích như đá cầu, đábóng nên các em chỉ còn cách ngồi đọc truyện tranh Nhật Bản. Và đặc biệt, hầuhết các em được hỏi đều biết chơi haif line, empire, mario... (những chươngtrình của trò chơi điện tử).

Làm thế nào để kéo các em đến với trò chơidân gian đầy bổ ích và lý thú thật không đơn giản nhưng cũng không phải làkhông thực hiện được. Trong nỗ lực tìm giải pháp, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam bước đầu đãcó những thành công đáng khích lệ. Năm 1999, nhân dịp Tết Trung thu, triển lãm đồchơi trung thu dân gian do Bảo tàng tổ chức rất đông người xem. Người ta khôngchỉ xem mà còn muốn mua những đồ chơi này cho con em mình. Năm 2002, từ những ýkiến đóng góp của các phụ huynh và của chính các em nhỏ, các cán bộ Bảo tàngđặc biệt là phòng giáo dục của Bảo tàng đã đầu tư, sưu tầm nghiên cứu trò chơidân gian tại các làng nghề truyền thống, mời nghệ nhân về trình diễn cho các emxem và dạy các em làm ra những trò chơi này. Năm 2003, Bảo tàng tiếp tục tìmhiểu và khôi phục những trò chơi dân gian khác để đưa thêm vào chương trình vàtiến thêm một bước nữa là thi đấu trò chơi dân gian. Ðó là các trò nhảy dây, ôăn quan, rải ranh, đánh chuyền, kéo co, đi cà kheo, đập gậy, chơi khăng, đánh đáo,ném còn... Con số 6.500 gia đình tham gia chật kín Bảo tàng Dân tộc học là mộtminh chứng không chỉ trẻ em mà còn các bậc phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề này.Năm 2004 chương trình phải thu hẹp lại vì vượt quá sức của Bảo tàng. Năm 2005,Bảo tàng tiếp tục khôi phục các trò chơi, tổ chức hội thảo làm thế nào để cuốnhút các em hơn. Những chương trình này bước đầu được liên kết thực hiện thànhcông tại các trường THCS Lê Quý Ðôn, trường tiểu học Nghĩa Tân, trường tiểu họcThực Nghiệm, Làng trẻ em SOS, trường THCS Dịch Vọng...

Việc sử dụng Bảo tàng như một công cụ để bảo tồn văn hoá dân gian là một hướngđi đúng cần được nhân rộng và cần được sự quan tâm hỗ trợ của xã hội .Thay chobảo tồn các giá trị văn hoá trong tủ kính, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đãđánh thức và đưa giá trị ấy trở về với cuộc sống thường ngày, nơi sản sinh ranó.

Rõ ràng trò chơi dân gian không phải đã "hết thời". Ðiều quan trọng là người lớn chúng ta phải quan tâm và biết sáng tạo đểkhơi dậy niềm say mê hứng thú ở trẻ em với những trò chơi này.

Theo KTĐT

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chơi trò chơi khác phái, rất có lợi! (20/3)
 Cùng vui chơi để mẹ và bé gần gũi nhau hơn (18/3)
 Tai hại khi đùa quá trớn với trẻ (18/3)
 Những trò chơi giúp bé có đức tính tốt khi trưởng thành (12/3)
 Đồ chơi màu hồng khiến bé gái 'yếu ớt' (12/3)
 Đồ chơi cho các giai đoạn phát triển (11/3)
 Cho trẻ chơi đùa là công việc của cha mẹ (10/3)
 Chơi ngoan cưng nhé ! (6/3)
 Nghịch nước (6/3)
 Trò chơi xếp hàng (3/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i