Tâm lý
   Virus nhõng nhẽo
 

Con virus này không hại đến sức khoẻ của bé nhưng lại khiến cho người lớn lo lắng.

Mấy hôm rồi, chị Cà Rốt bị bệnh nên được vào ngủ cùng bố mẹ. Mẹ bảo như thế sẽ tiện theo dõi và chăm sóc cho chị. Vậy là bé Cà Chua phải ngủ một mình.

Hôm sau, lại đến lượt bé Cà Chua bệnh. Suốt từ sáng đến tối, Cà Rốt cứ ôm bụng kêu đau. Ăn cái gì vào cũng nôn ra hết. Đến chiều mẹ lo quá mới đưa bé đi bệnh viện.

Sau khi làm một loạt xét nghiệm, Bác sĩ thông báo bằng vẻ mặt khá nghiêm trọng: "Con chị bị nhiễm một loại virus rất nguy hiểm".

Thế nhưng, chưa để mẹ bé Cà Chua kịp hoảng hốt, ông bác sĩ nheo mắt, ghé tai mẹ bé Cà Rốt nói nhỏ: "Không sao đâu, con chị hoàn toàn khoẻ mạnh. Cô bé chỉ đang bị virus nhõng nhẽo tấn công mà thôi!"

Thì ra, Cà Rốt chỉ đang làm nũng để được vào ngủ cùng với mẹ.

Tại sao bé trở nên quấy nhiễu như vậy?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhõng nhẽo, quấy khóc. Sự thay đổi tâm trạng, môi trường, tình cảm...là những lý do thường thấy nhất. Tuy nhiên, nhõng nhẽo đã trở thành thói quen xấu của không ít trẻ.

Điều này không thể trách các bé. Chính người lớn đã khiến trẻ ngộ nhận. Sau vài ba lần làm nũng thành công, bé sẽ hình thành một tư tưởng rằng đó là cách đơn giản để nhận được điều mình muốn.

Bên cạnh đó, một số trẻ làm nũng vì muốn gây sự chú ý với người lớn. Bé thể hiện điều này bằng những hành động khác hẳn với mọi ngày.

Bé có thể la hét, quấy khóc khi có khách hay ghen tị với anh chị em của mình nếu người kia được quan tâm hơn. Lúc này lý do làm nũng là vì bé cảm thấy mình bị bỏ rơi.

Xử lý con virus đặc biệt
Không phải lúc nào làm nũng cũng xấu. Nhiều khi sự mè nheo của bé lại giúp bạn nhận ra thời gian qua, mình đã thờ ơ với con. Để từ đó bạn kịp thời điều chỉnh.

Khi bé nhõng nhẽo, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân. Nếu là do tâm lý, bạn phải quan sát xem mấy ngày gần đây trong nhà có chuyện gì xảy ra làm bạn không chú ý đến bé hay không? Trẻ con rất nhạy cảm, chỉ cần bạn hơi lơ là, chúng sẽ nhận ra ngay và lập tức phản ứng để lấy lại sự chú ý của bố mẹ.

Trẻ ít khi nói dối, bạn có thể tận dụng điều này để tìm hiểu con. Tuy nhiên, khi bé làm nũng không đúng lúc, không đúng chỗ, bạn cần phải giúp bé nhận ra đó là việc làm không đúng.

Sau đó hãy nói một cách dứt khoát là nếu trẻ cứ tiếp tục mè nheo thì cũng không có ích gì. Tuyệt đối không vì bé quấy khóc quá nhiều mà bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu của con.

Theo Web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé mẫu giáo học toán. ( phần 3) (27/2)
 Chọn môn thể thao thích hợp cho bé yêu (26/2)
 Càng dùng nhiều động tác để giao tiếp, trẻ càng lanh (26/2)
 Bé mẫu giáo học toán. ( phần 2) (26/2)
 Những lỗi hay mắc phải khi từ chối bé (25/2)
 Giúp trẻ nói tiếng Anh tốt (25/2)
 Bé mẫu giáo học toán. ( phần 1) (25/2)
 10 mốc quan trọng trong 2 năm đầu của trẻ (24/2)
 Dạy con bằng chính tấm gương của cha mẹ (24/2)
 Trục trặc lần đầu bé về quê (24/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i