Khi bé có những sở thích vượt ra ngoài giới hạn, nếu không đạt được điều mình muốn thì làm nũng, giận dữ, hay phản kháng, v.v... Bạn nên làm thế nào để đối diện với vấn đề này?
Bé của bạn ngày càng lớn dần lên, đòi hỏi bạn phải có những hành động và lời nói chuẩn mực để làm gương cho bé. Khi cha mẹ từ chối bé rất hay phạm phải những phương thức sai, một cách làm đúng vừa có thể khiến bé tiếp thu vừa giúp trẻ hình thành những thói quen và suy nghĩ đúng đắn.
Gào thét, quát mắng, hất hàm sai khiến, không tôn trọng trẻ
Cha mẹ thích làm lãnh đạo, có thói quen trút những bực dọc lên người trẻ, coi trẻ không khác gì "cái sọt rác". Điều này có thể làm bạn thoải mái hơn, nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng xấu đến bé, làm xấu đi quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Lâu dần không nhận được sự ấm áp, quan tâm từ phía cha mẹ, bé sẽ dần tránh xa cha mẹ và không cứu vãn được nữa.
Nếu là một đứa trẻ hiền lành, thì dù bề ngoài bé tỏ ra nghe lời bạn, nhưng trong lòng vẫn sẽ có những tổn thương nhất định. Một khi không còn bị cha mẹ quản lý nữa, một số bé sẽ không biết mình là ai và nên làm gì mà chỉ biết nghe theo lệnh của người khác; một số khác sẽ như những con ngựa hoang, không kiểm soát nổi hành động của bản thân.
Đánh mất tình cảm của trẻ
"Con lại thế rồi, cha mẹ không yêu con nữa, không cần con nữa", cách nói như vậy lại là một sự khủng bố đối với những bé 3, 4 tuổi. Với chúng, cha mẹ là cả thế giới, khi biết cha mẹ không cần mình, không yêu mình nữa, bé sẽ cảm thấy thực sự sợ hãi và hoảng hốt.
Đối với những bé lớn hơn, cách nói này càng khiến bé thích phản kháng và không nghe lời hơn. Nếu nói nhiều lần, bé sẽ biết rằng bạn đang nói dối, và đây sẽ là một tấm gương không tốt cho bé.
Quyết định không nhất quán
Các bậc cha mẹ cũng hay phạm phải sai lầm này, hôm nay không đồng ý nhưng mai lại đồng ý, quyết định thay đổi theo tâm trạng, hoặc thay đổi theo mức độ phản kháng của trẻ. Khi tâm lý tốt, bạn đồng ý, lúc không vui lại không đồng ý, như vậy là không công bằng với trẻ. Bé luôn phải nhìn thái độ hay đoán tâm lý của cha mẹ sẽ không còn không gian để phát triển bản thân. Còn nếu bạn thay đổi quyết định dựa theo sự phản kháng của bé, bé biết rằng chỉ cần khóc lóc, la lối hay lăn lộn là đạt được điều mình muốn, thì khi đó bạn không thể kiếm soát bé được nữa.
Thực tế, từ chối trẻ một cách hợp tình hợp lý không hề khó, chỉ cần bạn đặt mình vào vị trí của trẻ, dành chút thời gian để tìm hiểu suy nghĩ của bé, tôn trọng và uốn nắn bé bằng tình yêu, sự nhẫn nại và kiên quyết của bản thân, bạn sẽ có một em bé ngoan độc lập, mạnh mẽ, và hiểu lễ nghĩa.
Theo aFamily