Tâm lý
   Tại sao bé nói dối?
 

Khi con bạn vào tuổi mẫu giáo, bạn phát hiện ra con bạn nói dối, thay vì trách phạt bé, bạn hãy tìm hiểu xem lý do tại sao bé nói dối và có cách xử trí thích hợp nhé.

1. Nguyên nhân do sự phát triển tâm lý lứa tuổi
Hiện tượng này thường xuất hiện khi bé vào khoảng 3-4 tuổi. Bé nói dối bạn không phải để che dấu một sự thật hay để bao biện cho một hành vi mà bé thường nói về một điều không có thật trên đời do bé tưởng tượng ra.

Trẻ 3-4 tuổi, là khoảng thời gian trẻ vừa vượt qua giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi, ở giai đoạn này, trí tưởng tượng của trẻ đang bắt đầu hình thành và phát triển vì vậy trẻ thường có những người bạn tưởng tượng và tưởng tượng ra các tình huống giao tiếp, bên cạnh đó, trẻ mong muốn được thực hiện một việc gì đó nhưng thực tế trẻ không đủ khả năng thực hiện, vậy là trẻ lại tưởng tượng ra sự việc mà trẻ mong muốn thực hiện đó.

Trong khi trò chuyện với trẻ, bạn sẽ nhận ra được những câu chuyện hoang đường của trẻ, những lời "nói dối". Đừng vội trách mắng trẻ hay nói với trẻ rằng: đó là điều không có thật. Như vậy bạn sẽ làm cho trẻ cảm thấy hụt hẫng và mất niềm tin nơi bạn, trẻ sẽ khó có thể chia sẻ những suy nghĩ của trẻ với bạn những lần sau.

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua những câu chuyện tưởng tượng và những lời "nói dối" của trẻ:
* Lắng nghe: lắng nghe là điều quan trọng giúp bạn đánh giá được những câu chuyện tưởng tượng của trẻ là tích cực hay tiêu cực. Nếu những câu chuyện kể của bé là những lời "bịa chuyện, nói dối" bạn cần nhẹ nhàng hướng bé ra khỏi những câu chuyện ấy và kể cho bé nghe những câu chuyện thực tế hơn.

2. Nguyên nhân do những đòi hỏi quá cao của người lớn:
Đôi khi bé nói dối nguyên nhân lại chính ở người lớn. Chúng ta đòi hỏi ở trẻ quá cao trong khi khả năng của trẻ lại không thể thực hiện được những điều mà chúng ta đòi hỏi. Thế là trẻ phải nói dối, nói dối để che đi những khuyết điểm, để che dấu sự hạn chế của mình và để làm cho người lớn hài lòng.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý của con bạn. Bé sẽ trở nên tự ti, nhút nhát và luôn tìm cách nói dối để che dấu khuyết điểm của mình.

Khi phát hiện ra trẻ đang nói dối, bạn cần phải bình tĩnh tìm hiểu xem tại sao trẻ nói dối bạn? Hãy xem xét lại xem những gì bạn yêu cầu ở con có là quá cao hay không? Và xem xét xem bạn có thường xuyên yêu cầu trẻ phải thực hiện các yêu cầu của bạn?

Làm thế nào để trẻ có thể vượt qua tự ti, mặc cảm và dám thổ lộ bản thân:
* Lắng nghe và quan sát hành động của trẻ: Bạn cần lắng nghe để hiểu xem vì sao trẻ nói dối bạn. Bên cạnh đó bạn cần chú ý tới lời nói và hành động của trẻ, kết quả của hành động ấy như thế nào? Không nên chỉ biết ra yêu cầu và tin tưởng ở lời nói mà không kiểm tra kết quả hành động của trẻ.

* Xem xét lại các yêu cầu của bạn đối với trẻ có là quá cao so với khả năng của trẻ: nếu các yêu cầu đó là quá cao, bạn có thể giảm các yêu cầu đó xuống cho phù hợp với khả năng của trẻ. Khuyến khích trẻ nêu lên kết quả của hành động và kiểm tra thực tế kết quả đó.

* Khuyến khích trẻ thể hiện các khả năng của bản thân.
3. Trẻ nói dối vì bạn quá nghiêm khắc:
Có những bậc cha mẹ quá kỳ vọng ở con, luôn muốn con phải trở nên hoàn hảo và rất nghiêm khắc trong cách giáo dục. Họ sẵn sàng phạt con một cách nghiêm khác mỗi khi con phạm lỗi. Cứ tưởng rằng với hình phạt, trẻ sẽ ngoan hơn, nhưng cũng chính hình phạt làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi làm sai và trẻ bắt đầu nói dối để che đậy hành vi sai hay lỗi lầm của mình khi bé biết chắc rằng, nếu người lớn biết bé sẽ bị phạt.

Đòn roi hay những lời nhiếc mắng, cấm không cho đi chơi... vẫn là những hình phạt mà người lớn hay sử dụng với trẻ nhỏ. Khi biết chắc rằng sẽ bị phạt, trẻ sẽ không bao giờ nói cho bạn biết sự thật. Điều này không chỉ tạo thói quen nói dối ở trẻ, làm mất lòng tin nơi người khác mà còn tạo khoảng cách giữa bạn và trẻ.

* Khi phát hiện trẻ nói dối, điều cần làm nhất đối với bạn là sự bình tĩnh.
Bình tĩnh để xem xét vấn đề cũng như mức độ phạm lỗi của trẻ, bạn cũng cần phải mềm mỏng và tránh cho trẻ sự sợ hãi để trẻ có thể tin tưởng và chia sẻ cùng bạn những suy nghĩ cũng như việc làm của trẻ.

Trẻ nói dối hay không, phần lớn phụ thuộc vào sự khéo léo của người lớn trong cách giao tiếp cũng như cách chúng ta giáo dục trẻ. Để trẻ không nói dối trước tiên người lớn hãy là những người gần gũi với trẻ, trung thực và là tấm gương cho trẻ.

Quỳnh Dao mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cho bé làm quen với chữ viết (14/2)
 Cách dạy trẻ học nói hiệu quả (14/2)
 10 điều cần chú trọng khi giáo dục trẻ (14/2)
 Giúp trẻ kết bạn (13/2)
 Định hướng cho con 'làm giàu' (13/2)
 Dạy con có thói quen làm từ thiện (13/2)
 Khi bé hỏi quá nhiều (12/2)
 Giúp bé tự quyết định (12/2)
 Khi trẻ không giữ lời hứa (12/2)
 Đừng Làm Trẻ Hư Hỏng Vì Tiền (12/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i