Tâm lý
   7 cách giúp trẻ cởi mở khi trò chuyện
 

Một người mẹ tuyệt vời là người mẹ mà mỗi khi trẻ gặp khó khăn, chúng nghĩ tới bạn đầu tiên, vùi đầu vào lòng bạn và thủ thỉ những tâm sự...

Bạn đừng để trẻ gặp rắc rối rồi mới tìm cách giải quyết! Cách cư xử với trẻ phải được bạn chú trọng ngay từ khi trẻ mới chào đời. Bạn luôn muốn trẻ nghe lời bạn nhưng tại sao bạn lại không một lần lắng nghe chúng? Một người mẹ tuyệt vời là mỗi khi trẻ gặp khó khăn, chúng nghĩ tới bạn đầu tiên, vùi đầu vào lòng bạn và thủ thỉ những tâm sự...

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn học cách lắng nghe những tâm tư của trẻ với sự cởi mở nhất:

Được chia sẻ, được yêu thương...


1. Đừng quá nghiêm khắc phê bình trẻ.
Trẻ cảm thấy rất thích những điều chúng làm. Cho nên khi chúng mắc lỗi hoặc làm sai điều gì đó, bạn không nên quá mức nghiêm khắc phê bình. Điều đó khiến trẻ sợ, ảnh hưởng tới sự phát triển cảm xúc của trẻ.

2. Không nên vội vã kết luận sự việc mà chưa rõ nguyên nhân.
Để trẻ có cơ hội giải thích lý do khi chúng mắc lỗi.

3. Hiểu thời đại trẻ đang sống.
Xu hướng, quan điểm đạo đức, quan điểm thời trang, cái nhìn với cuộc sống của trẻ trong thế giới hiện tại khác với thế giới của bạn khi lớn lên. Không thể áp đặt cách bạn sống trong quá khứ lên cuộc sống của trẻ. Bạn nên hướng trẻ tới cái nhìn Chân - Thiện - Mỹ.

4. Có thời gian lắng nghe trẻ.
Thời gian trong cuộc sống hiện tại vô cùng quý giá. Dù bạn bận rộn thế nào cũng nên cố gắng dành thời gian quan tâm, lắng nghe trẻ, cùng trẻ tìm ra được nguyên nhân của vấn đề để giải quyết.

5. Không nên cãi nhau trước mặt trẻ.
Khi trẻ nhìn thấy hai bạn không hòa thuận, suốt ngày cãi nhau vặt thì trẻ khó có thể bày tỏ với bạn cảm xúc, vấn đề mà chúng đang gặp phải. Bởi vì trẻ sợ vấn đề của chúng làm cho mối quan hệ của 2 bạn trở nên tồi tệ hơn.

6. Đối xử với người khác một cách tốt bụng.
Nếu bạn dạy trẻ lịch sự nhưng bạn lại thô lỗ và đối xử không tốt với người khác thì vô tình bạn "há miệng mắc quai". Bạn nên đối xử một cách lịch sự và tốt bụng với người khác. Trẻ sẽ nhận ra bạn thật tuyệt vời và noi gương bạn.

7. Đừng nên la mắng trẻ khi chúng gặp lỗi hoặc tâm sự với bạn.
Nếu bạn lơ là "Ôi dào, chuyện trẻ con!", không chú ý đến vấn đề của trẻ. Trẻ không còn tìm bạn để chia sẻ những rắc rối ấy nữa. Chúng sẽ nói dối bạn, giữ những điều đó trong lòng hoặc nói cho bạn bè biết để tìm cách giải quyết.

Theo Web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Văn hoá dạy con bên bàn ăn của người Anh (19/1)
 Chọn địa điểm để phê bình bé (16/1)
 Mặc áo cho bé (16/1)
 Khuyến khích bé chăm sóc bản thân (16/1)
 4 thói quen xấu của trẻ (15/1)
 Mẹo đối phó với bé thích phớt lờ (3-5 tuổi) (15/1)
 Khi trẻ ganh tỵ (15/1)
 Phát triển khả năng nghe – nói của trẻ (15/1)
 Phương pháp nuôi dạy con thành công là thế nào? (14/1)
 Dạy con biết yêu thương (14/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i