4 câu hỏi kèm đáp án có sẵn giúp bạn tìm hiểu thêm về cách tăng cường axit folic trước và trong những tháng đầu mang thai.
Thông tin tổng hợp từ Marchofdime.
1. Cách tốt nhất để bổ sung axit folic (giúp ngăn ngừa các khuyết tật não và xương ở bé) là...
a. Mỗi ngày ăn một quả chuối.
b. Sử dụng viên nén axit folic (400mg) theo chỉ dẫn của bác sĩ hàng ngày.
c. Uống 2 cốc sữa mỗi ngày.
d. Không cần bổ sung gì cả vì chế độ ăn hàng ngày đã đủ axi folic.
Đáp án: B. Bạn nên uống bổ sung viên sắt, axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.
2. Thời điểm bắt đầu bổ sung axit folic là...
a. Quý I của thai kỳ.
b. Trước khi bạn mang thai.
c. Ngay sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
d. Lúc nào cũng được.
Đáp án: B. Bạn nên bổ sung axit folic trước khi có kế hoạch mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Tôi muốn tăng cường axit folic qua chế độ dinh dưỡng. Loại thực phẩm nào sau đây là lựa chọn tối ưu?
a. Khoai tây chiên.
b. Thịt băm và phomát.
c. Bánh mì, ngũ cốc.
d. Bánh pizza.
Đáp án: C. Bánh mì và ngũ cốc dạng thô là loại thức ăn giàu axit folic hơn cả.
4. Loại đồ uống nào có tác dụng tăng khả năng hấp thu axit folic cho cơ thể?
a. Nước ép quả việt quất.
b. Nước cam ép.
c. Nước táo ép.
d. Nước chanh.
Đáp án: B. Nước cam không đường là đồ uống giải khát tuyệt vời lại có tác dụng hỗ trợ khả năng hấp thụ axit folic cho cơ thể.
Thông tin thêm về axit folic
Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nếu phụ nữ tăng cường các loại thực phẩm giàu axit folic ít nhất một tháng trước khi mang thai thì nguy cơ khuyết tật não và xương của bé sẽ giảm đáng kể.
Các loại thực phẩm dồi dào axit folic bao gồm: Bánh mì, ngũ cốc; Các loại rau như súp lơ xanh, rau bina, măng tây, rau diếp Hy Lạp; Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen; Các loại hạt (như vừng, lạc); Các loại thịt như thịt gà, vịt (hoặc các loại gia cầm khác), thịt bò, gan (hoặc các thành phần nội tạng khác); Các loại quả như cam (hoặc bưởi)...
Nghiên cứu mới nhất kết luận rằng, axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thai phụ nói riêng và sức khỏe con người nói chung. Bởi vì axit folic đảm nhận chức năng trong việc tái sản xuất tế bào hồng cầu nên nó giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ và một số chứng bệnh ung thư cho cơ thể.
Lưu ý: Các loại thực phẩm đóng hộp làm mất đi 50-90% lượng axit folic chứa trong đó, bởi trong quá trình chế biến axit folic bị mất đi do sức nóng. Do đó, bạn nên sử dụng thức ăn được chế biến từ thực phẩm tươi sống. Với các loại rau, bạn không nên ngâm nước lâu hoặc xào nấu quá kỹ để đề phòng thất thoát axit folic và các vitamin thiết yếu khác.
Theo Mevabe