Tâm lý
   Tìm hiểu tật nói lắp
 

Nói lắp thường xuất hiện trong khoảng thời gian bé từ 2 đến 5 tuổi, có thể kéo dài đến khi bé bắt đầu đi học hoặc khi đã trưởng thành.

Thế nào là nói lắp

Hầu hết các bé đều có xu hướng phát âm kém lưu loát ở giai đoạn đầu học nói và một phần trong số này bị nói lắp.

Người lớn cũng có thể mắc phải tật này tuy ít gặp hơn

Đây là một dạng lỗi ngôn ngữ thường gặp ở các bé với biểu hiện như: lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ; âm thanh phát ra được kéo dài hơn bình thường; mặt và toàn cơ thể bé phải lấy "đà" để cố gắng phát âm.

Nguyên nhân của nói lắp
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng nào mà bé xuất hiện tật nói lắp. Tùy từng cá thể khác nhau mà tật nói lắp có biểu hiện ít hoặc nhiều hơn.

- Những bé thường gặp khó khăn khi muốn diễn đạt ý kiến của mình dễ mắc tật nói lắp (Khi cha mẹ hay người thân đột ngột hỏi, bé chưa chuẩn bị kỹ câu trả lời hoặc có vốn từ quá nghèo nàn nên ngập ngừng và trở nên nói lắp).

- Đôi khi nguyên nhân cũng xuất phát từ yếu tố bé bị căng thẳng, lo lắng hoặc bé bắt chước từ bạn khác, lúc ấy nói lắp sẽ là một thói quen, khó sửa.


Nói lắp không phải là dấu hiệu của sự rối nhiễu tâm lý hay bất thường về mặt thể chất.

Độ tuổi bé hay nói lắp nhất
Giai đoạn 2-5 tuổi là khoảng thời gian bé hay nói lắp nhất. Nhiều bé xuất hiện tật này muộn hơn, trước hoặc đến tuổi đi học (6, 7 tuổi). Số ít nói lắp lại gặp ở người lớn.

Các xử trí nếu bé bắt đầu nói lắp
Nói lắp không phải là một loại bệnh nên không thể chữa khỏi bằng bất kỳ một loại thuốc nào. Bạn có thể giúp bé khắc phục bằng cách tăng cường giao tiếp.

- Bạn nên chú ý không nên chê trách hay mắng mỏ khiến bé mất tự tin như "Con phải suy nghĩ trước khi nói chứ!"; "Nói chậm thôi!" hay "Dừng lại đi!"... Nên thật kiên nhẫn, bình tĩnh lắng nghe hết lời bé nói. Sau đó, bạn chia nhỏ từng ý, phát âm rõ ràng và khuyến khích bé lặp lại một cách rành mạch nhất.

- Không thúc giục nếu thấy bé khó khăn hay ngập ngừng khi diễn đạt. Bạn cũng không nên nhìn khó xung quanh, bỏ mặc khi bé đang cố gằng trình bày. Hành vi này chỉ khiến bé thêm lo lắng, mất tự nhiên và càng nói lắp nhiều hơn.

- Nên động viên bé nói chậm, nói rõ ràng từng ý một trước khi bé muốn chuyển sang ý thứ hai. Nếu kiên trì uốn nắn bé hàng ngày, chắc chắn bé sẽ sớm tiến bộ.

(Theo Mevabe.net)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé thích nghịch lửa (31/10)
 Trẻ "quậy": Hiếu động hay bệnh? (31/10)
 Dạy con học nói (31/10)
 Để không bị bé làm phiền (30/10)
 Sự phát triển kỹ năng của trẻ từ 25 đến 30 tháng tuổi (30/10)
 Đừng ép bé học nhạc theo phong trào (30/10)
 9 cách để bé thông minh hơn (29/10)
 Lưu ý khi dạy bé 3-5 tuổi (29/10)
 Tự “đánh” đầu - thói quen xấu của bé (29/10)
 4 “không” với bé (28/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i