Tâm lý
   Khi bé thích nghịch lửa
 

Bé 3-5 tuổi rất thích thú với ánh sáng của những ngọn lửa xung quanh mình. Bé có thể bắt chước bố mẹ dùng diêm hay bật lửa để đốt giấy thậm chí là áo quần những lúc bạn không để ý.

Thông thường lửa bén và cháy rất nhanh (khoảng 30s sau đó), nếu bạn không kiểm soát kịp, bé có thể bị bỏng hoặc gây nên cháy nổ, hỏa hoạn.
Hành động nghịch với lửa ở bé phần nhiều bắt nguồn vì trí tò mò. Bé cũng chưa đủ nhận thức để biết tác hại của lửa.

Xử trí với bé thích nghịch lửa
Bạn nên giải thích với bé về tác hại của lửa. Bạn có thể châm một ngọn nến, đưa tay của bé lại gần để bé có cảm giác nóng rát, khi ấy bé sẽ tự rụt tay lại.

Nếu bé vẫn không chịu nghe lời, vẫn tiếp tục nghịch ngợm với lửa, bạn có thể áp dụng một số biện pháp xử phạt bé thật nghiêm khắc như cắt chuyến đi chơi cuối tuần, cấm bé tối nay không được sang nhà bạn chơi...


Ảnh: GettyImages

Trao đổi với các thành viên khác trong gia đình để mọi người có ý thức thu dọn diêm, bật lửa gọn gàng và trông chừng để bé không lại gần những khu vực phát ra lửa như bếp, nơi để nến khi nhà mất điện...


Khi bé bị căng thẳng hoặc muốn gây chú ý
Một số nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng, bé thích tìm đến những trò nghịch dại, nhất là nghịch dao, nghịch lửa do bé đang lo lắng, căng thẳng hay cảm thấy khó chịu trong người.

Gặp trường hợp này bạn không nên vội trách mẳng mà nên nhẹ nhàng trò chuyện với bé: "Hôm nay con chơi những gì ở lớp mẫu giáo?" hay "Con có nói chuyện với bạn Tin không?"... Nên tạo cơ hội thoải mái để bé chia sẻ những suy nghĩ của mình. Sau đó, bạn có thể hướng bé đến những hoạt động vui chơi khác, lành mạnh hơn.

Đôi khi, bé thích nghịch lửa để gây sự chú ý với bạn. Trường hợp này bé biết nghịch lửa là bị bạn cấm nhưng bé vẫn làm vì bé muốn được cha mẹ, người thân quan tâm hơn. Giống như người lớn, bé cũng có xu hướng thực hiện những hành vi chống đối để bày tỏ thái độ không hài lòng với bạn. Khi ấy, bạn nên quan tâm đến bé nhiều hơn. Bạn có thể trò chuyện, đưa bé ra ngoài chơi để bé lấy lại cân bằng tâm lý.

Bạn nên kiên nhẫn vì bé có thể tái lỗi rất nhiều lần sau đó. Nếu lần sau bạn vẫn còn thấy bé nghịch bật lửa, bạn có thể đánh nhẹ vào tay bé đồng thời nghiêm mặt để bé biết rằng hành vi này của bé là không được phép.

(Theo Mevabe.net)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ "quậy": Hiếu động hay bệnh? (31/10)
 Dạy con học nói (31/10)
 Để không bị bé làm phiền (30/10)
 Sự phát triển kỹ năng của trẻ từ 25 đến 30 tháng tuổi (30/10)
 Đừng ép bé học nhạc theo phong trào (30/10)
 9 cách để bé thông minh hơn (29/10)
 Lưu ý khi dạy bé 3-5 tuổi (29/10)
 Tự “đánh” đầu - thói quen xấu của bé (29/10)
 4 “không” với bé (28/10)
 Xử trí khi con nói bậy (28/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i