Giáo dục trẻ
   Khi con "quậy"
 

 

Trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo hay có những phản ứng thái quá ở một số trường hợp nào đó mà bé cảm thấy không được ưng ý.


Phải làm gì khi con "quậy"?


Ngay tại thời điểm nhạy cảm này nếu các bậc cha mẹ không khéo xử lý thì có thể từ một lý do bé xíu lại trở thành thảm họa. Xét về lâu dài thì tâm lý của bé cũng có những hướng phát triển không "chuẩn" bắt nguồn từ những lần "quậy" này.

Xét về nguyên tắc tâm lý, thì khi trẻ "quậy" là lúc trẻ mất bình tĩnh. Vậy bạn phải là người bình tĩnh ở trường hợp này. Đánh trẻ hay quát trẻ sẽ khiến cho sự việc càng tồi tệ hơn và dần tập cho trẻ một phản xạ "trơ" trước những hành vi này của bố mẹ. Nhưng nếu bạn thỏa hiệp, chiều theo ý trẻ thì lập tức trẻ sẽ hiểu theo hướng đơn giản rằng những lần sau, cứ "quậy" thì sẽ đạt được những gì mình muốn.

Giải pháp "mềm dẻo"

Theo ý kiến của các chuyên gia tâm lý trẻ em, cách tốt nhất và đúng nhất để hạ nhiệt cho bé là tuyệt đối không đánh, quát hay phạt trẻ vào lúc đó. Cũng không chiều theo ý trẻ ngay. Động thái an toàn nhất là "giả lơ" đến một mức độ lâu nhất có thể. Bạn sẽ để trẻ thoải mái được "quậy" trong một điều kiện an toàn. Có thể cách ly trẻ ra khỏi phạm vi nơi xảy ra tình huống. Và tuyệt đối không để bản thân mình bị ảnh hưởng bới sự dè bỉu hay bất bình của những người xung quanh nếu bạn đang ở nơi công cộng. Đơn giản là nhiều ông bố, bà mẹ thấy mất mặt giữa chốn đông người vì hành vi của con mình không được mọi người chấp nhận, hệ quả là xử lý "cơn quậy" của con mình một cách thái quá.

Nếu con bạn "nổi cơn" lúc đang ở nhà, bạn có thể nhẹ nhàng đặt con vào cũi hoặc phòng chơi riêng của trẻ, sau đó rút lui, đóng cửa (bạn phải chắc là con mình đang ở điều kiện an toàn) và để mặc cho bé khóc, quậy cho thỏa cơn. Sau đó bạn sẽ quay lại và nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Trường hợp không muốn bỏ trẻ lại một mình, bạn có thể ngồi cùng, nhưng hãy tỏ ra mình không hề quan tâm đến những động thái "quậy" của trẻ.

Nếu trẻ "quậy" trước đám đông, hãy tìm mọi cách tách bé ra khỏi mọi người. Nếu bạn có ôtô riêng, cách tốt nhất là để con mình vào ôtô, và đứng bên ngoài chờ cho con "qua cơn" nhưng phải nhớ là ôtô của bạn đang trong tình trạng an toàn tức là đã kéo thắng tay, không cài số và không để chìa khóa trong xe. Song cũng có những trường hợp mà bạn không né đi đâu được, bạn hãy tự nén mình lại, cố chịu và tuyệt đối không được nổi cáu.

Hãy để trẻ thể hiện sự bất bình

Ngay khi trẻ bình tĩnh trở lại, bạn hãy nói chuyện với trẻ bởi lúc này trẻ vẫn còn nhớ được những gì vừa xảy ra trước đó. Đừng hỏi trẻ tại sao trẻ lại quậy mà hãy chỉ tập trung vào cơn quậy của trẻ. Giải thích cho con mình biết việc bé hành động như thế là không đúng. Mô tả những hành động sai quấy mà trẻ vừa làm. Nhấn mạnh rằng đó là những hành động không thể chấp nhận được. Nói cho bé biết rằng bạn hiểu bé, biết rằng bé đang giận dữ.

Tiếp đó, bạn dạy cho bé rằng khi giận dữ, hãy chỉ nói rằng "con giận/tức... quá mẹ ạ!" và kiên nhẫn hỏi thêm một vài lần rằng "khi con giận con sẽ làm gì?". Và để bé lặp lại điều trên "con giận/tức... quá mẹ ạ". Hoặc khi giận con có "quậy" nữa không? Có la hét không? Có nằm lăn ra khóc hoặc ném đồ vào người khác không...? Dần dần bé sẽ học được cách kìm lại cơn giận dữ và cư xử đúng hơn.

Bạn cũng có thể tránh được những cơ quậy của trẻ nếu bạn biết cách. Từng đứa trẻ, tùy vào tâm lý sẽ thường "quậy" ở một số nơi nào đó hoặc vào một số thời điểm nào đó. Ví dụ như gia đình bạn có kế hoạch đi ăn tối ở nhà hàng cùng nhau, bạn nên thông báo cho bé biết kế hoạch này, nêu ra những cách hành xử đúng mực cần có ở nơi đông người. Hướng cho bé hiểu những việc sai quấy sẽ làm phiền mọi người. Lặp đi lặp lại những điều mà bé sẽ làm như "Con sẽ đi nhẹ nói khẽ chứ?"... Việc này mặc nhiên trở thành cam kết giữa bé với bạn. Hoặc khi bé đi cùng siêu thị với bạn và đòi mua kẹo, bạn có thể biến cơn "quậy tiềm năng" này thành một trò chơi. Ví dụ: Bé: Con thích kẹo, mẹ cho con kẹo đi. Bạn: mẹ thích hoa hồng, con cho mẹ hoa hồng đi. Cuộc "cãi vã" thú vị này sẽ khiến bé quên mất mục đích chính của bé.

Theo Camnanggiadinh

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ biết yêu em (24/10)
 Nhận thức của trẻ con (23/10)
 Hãy dạy trẻ phản biện (22/10)
 Giúp bé tự lập như thế nào? (21/10)
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em (21/10)
 Giúp trẻ dám đối mặt với khó khăn (20/10)
 Không nên đánh con vì cáu giận (18/10)
 Có nên làm bài tập về nhà hộ con? (16/10)
 Con tôi không chịu viết bài (15/10)
 Khắc phục lỗi giao tiếp cho bé (14/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i