Tâm lý
   Nên bắt đầu từ bậc mầm non
 
Học tập chủ động không thể tự nhiên mà có. Tình yêu khoa học, ý thức sáng tạo phải được gieo trồng và vun bón ngay từ những ngày đầu: lứa tuổi mầm non.

Ảnh: inmagine.com

Giáo viên mầm non thường có khuynh hướng muốn “nhào nặn” trẻ từ suy nghĩ, cách học, chơi, ăn, ngủ... bất chấp nhu cầu, hứng thú, đặc điểm phát triển cá nhân, từ đó trẻ trở nên thiếu hồn nhiên, vui tươi, khó thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng phong phú của mình, làm trẻ hay thụ động, mất tính độc lập... mà đó là những yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển nhân cách sau này.

“Học gì” không quan trọng bằng “học như thế nào”
Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan, phó phòng giáo dục mầm non sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã nêu nhiều bất cập trong bậc học mầm non hiện nay như vậy. Nhiều giáo viên tại các trường mầm non vẫn lấy việc cung cấp kiến thức là mục tiêu của hoạt động giáo dục hàng ngày. Chẳng hạn, quan sát giờ học ở một số trường mầm non, chúng tôi nhận thấy: khi đưa ra bất cứ câu hỏi nào, giáo viên thường chờ đợi câu trả lời đúng như suy nghĩ của mình, và họ thường không chấp nhận câu trả lời khác.

Theo ThS Hoan, đối với trẻ mầm non, học bất cứ gì, đều là hoạt động trải nghiệm, khám phá. Do vậy, thử và sai là cách học thích hợp với trẻ nhỏ, và là con đường hình thành khả năng tự học. Tuy nhiên, trong dạy học, nhiều giáo viên quá chú trọng sự ngăn nắp, đã làm hạn chế quá trình chơi, khám phá, thử nghiệm và sáng tạo của trẻ. Việc không cho phép trẻ mắc lỗi cũng dẫn tới tâm lý sợ thất bại khi làm điều gì đó ở trẻ. Thông thường, giáo viên hay cộng quá nhiều nội dung trong một hoạt động, mà không hiểu rằng, trong mỗi hoạt động của trẻ đã mang yếu tố, hoặc tình huống giáo dục.

Khoa học bắt đầu từ thiên nhiên
Thạc sĩ Đỗ Chiêu Hạnh, khoa giáo dục mầm non, trường đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng, ở trường mầm non, khám phá khoa học là một trong những hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để rèn luyện và hình thành kỹ năng nhận thức. Thông qua các bài học đơn giản, giáo viên không những cung cấp cho trẻ một vốn tri thức nào đó, mà còn giúp chúng hình thành các năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề, nuôi dưỡng lòng say mê khám phá... những tiền đề cần thiết cho trẻ trong suốt cuộc đời.

Chỉ cần vài cái chai nhựa và một ít nước, là có thể giúp trẻ làm quen với các đặc tính của nước, tìm hiểu về trọng lực, sự bay hơi, ngưng tụ, áp suất khí quyển... “Với một cái thau đầy nước, cho trẻ bỏ vào đó vài thứ đồ chơi trong lớp (nút bấc, miếng bọt biển, quả bóng bàn, tấm gỗ...), cô giáo đã có thể giúp trẻ hiểu thế nào là chìm và nổi, từ đó hình thành khái niệm về tính chất dày đặc và sự chiếm chỗ”, ThS. Hạnh nói. Tuy vậy, cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên chính là hoạt động lý tưởng nhất mang ý nghĩa giáo dục, giải trí và tiết kiệm. Dạy cho trẻ biết cách gọi tên sự vật bằng cách khuyến khích trẻ vẽ một bản đồ kho báu, và ký hiệu các đồ vật bằng hình ảnh để mô tả trường mình đang học. Hoặc cho trẻ quan sát các đám mây, tưởng tượng ra hình dạng các đồ vật và tái hiện bằng bức tranh mà trẻ tự làm.

Giảng viên Nguyễn Thị Hằng Nga, khoa giáo dục mầm non, trường đại học Sư phạm TP.HCM cho biết, hoạt động vui chơi tự do, rõ ràng mang lại cho trẻ một nền tảng dồi dào để xây dựng những kiến thức khoa học. Kiến thức khoa học của mỗi đứa trẻ cần được xây dựng đa dạng dựa trên nền tảng của hoạt động vui chơi và mối quan hệ thực giữa việc học và cuộc sống thông qua các hoạt động hàng ngày, sự hứng thú và những hoài nghi của chúng, bà Hằng Nga khẳng định.

Theo Web Trẻ Thơ
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kiềm chế cơn cáu kỉnh của bé (1/10)
 Giúp bé lớp 1 rèn kỹ năng và ham học (1/10)
 Những cách giúp trẻ sáng tạo hơn (30/9)
 Những điều không nên nói với bé (30/9)
 Những cách đơn giản giúp bé thông minh hơn (30/9)
 Giúp bé phát triển trí tuệ (29/9)
 Bồi dưỡng năng khiếu cho bé (29/9)
 Dạy con theo tâm lý trẻ (29/9)
 Khi nào nên cho bé đến bác sĩ tâm lý? (27/9)
 Làm gương cho con (27/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i