Tâm lý
   Trẻ dễ phát hoảng trong lần đầu đến trường
 
Vùng chạy ra khỏi lớp hoặc khóc thét ôm chặt người thân không chịu buông ra, các bé 3 tuổi lần đầu đến trường đã khiến nhiều phụ huynh bối rối không biết cách xử trí, nhiều người thậm chí khóc theo con.

Hiện tượng diễn ra ở hầu hết các trường mầm non tại Sài Gòn sáng nay, trong buổi học "khởi động" làm quen lớp, trước ngày khai trường.

Tại lớp Thỏ Ngọc 1, Trường mẫu giáo Họa Mi 1, quận 5, phụ huynh Lâm Thi Dao phải bỏ luôn buổi làm việc vì cháu Thi con chị nhất quyết không chịu vào lớp. “Ở nhà bé rất ngoan nhưng không hiểu sao sáng nay lại như vậy, tôi dỗ dành mãi mà cháu cứ khóc không chịu nghe”, chị Dao nói như mếu.

Dù cô giáo vỗ về nhiều trẻ vẫn cứ khóc khi ra xa mẹ. Ảnh: Thiên Chương.

Chị Mỹ Linh đưa con đến trường mầm non Sơn Ca quận Phú Nhuận, phải "huy động" cả ông bà ngoại theo trấn an nhưng đến ngày học thử thứ ba, bé Hùng vẫn khóc lóc, nôn ói, ngồi bệt xuống sân không chịu vào lớp học.

"Năm học trước cũng vì bé phản ứng dữ dội quá nên chúng tôi quyết định cho cháu ở nhà với bà. Năm nay tưởng cháu đã lớn nên không khóc la nữa, nào ngờ cháu còn phản ứng dữ dội hơn", chị Linh nói trong bối rối.

Không chỉ riêng chị Dao, chị Linh, nhiều phụ huynh tại Trường mầm non Thỏ Ngọc, quận Gò Vấp; trường Sơn Ca (quận 3), Vành Khuyên quận 5… cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiều bậc cha mẹ dù đã chuẩn bị tâm lý thật kỹ nhưng khi thấy con khóc nhiều quá đã phát hoảng. Số khác ở mãi bên trẻ hoặc nấp ở cửa lớp nhìn vào khiến cả đám trẻ khóc ồ lên.

Chuyên gia tư vấn Lý Thị Mai, Giám đốc công ty Tâm lý học ứng dụng tại TP HCM cho biết, khóc hoảng là những phản ứng rất tự nhiên bởi đây là lần đầu tiên trẻ phải xa gia đình - nơi có những người thân vốn luôn che chở kề cận, để đến với môi trường toàn những người xa lạ.

"Tâm lý bị người thân bỏ rơi để một mình phải lạc lõng giữa một rừng người lạ là nguyên nhân khiến trẻ hoảng loạn tâm lý và khóc", bà Mai nói.

Để trẻ bớt căng thẳng, theo bà Mai, phụ huynh cần cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh giải thích cho trẻ biết rằng, nếu ở trường, trẻ sẽ được làm quen với nhiều bạn mới, sẽ có nhiều đồ chơi và trò chơi... Đây là việc làm kích thích sự tò mò khám phá môi trường mới từ đó chuyển sợ hãi thành khao khát tìm tòi.

Một cách khác có thể giúp trẻ không bị cảm giác lạc lỏng, là cha mẹ hoặc ông bà nên đưa trẻ đến làm quen hoặc kể cho trẻ nghe về ngôi trường sắp học trước khi cho cháu đến trường. Việc trò chuyện với trẻ trên đường từ nhà đến trường cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ không bị áp lực tâm lý.

"Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng quên chuẩn bị cho trẻ một vài đồ chơi quen thuộc, vài bộ quần áo, cái mũ, đôi giầy... mà trẻ thường ưa thích để khích lệ và giúp trẻ bớt căng thẳng", chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai khuyên.

Còn theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, giảng viên khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP HCM, đưa trẻ đến khu vui chơi, công viên để được tiếp xúc chơi đùa với những trẻ khác, tập cho trẻ tính dạn dĩ trước đám đông là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp trẻ không quá bất ngờ khi đến môi trường xa lạ.

Cũng theo tiến sĩ Sơn, phụ huynh cần tránh thái độ quan tâm bằng các câu hỏi kiểu "Con có bị cô hay bạn đánh không?”; “Con còn khóc chiều mẹ không đón về cho ở luôn trong trường?”; "Còn khóc mẹ bảo cô đánh đòn"... bởi cách nói này gây thêm áp lực cho trẻ. Thay vào đó nên trấn an trẻ bằng cách hứa với trẻ, nếu ngoan sẽ được đón sớm hoặc cam kết sẽ đến đón đúng giờ...

Ngoài tác động của phụ huynh, theo các chuyên gia tâm lý, thái độ và cách ứng xử của cô giáo mầm non đối với trẻ là cực kỳ quan trọng. "Chính sự quan tâm vỗ về bằng tình thương của cô sẽ giúp trẻ mau chóng cảm thấy mình thoải mái như ở với người thân và không còn sợ đến lớp", một chuyên gia khẳng định.

Theo VnExpress
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những cơn giận của đứa trẻ mới biết đi có bình thường không? (4/9)
 Học cách chơi với con theo từng tuổi (4/9)
 Cùng con đi học (4/9)
 Phía sau lời nói dối của bé (3/9)
 Sự ích kỷ của trẻ dưới 8 tuổi (3/9)
 Bé nói 'ghét' bạn (3/9)
 Chúng ta có làm quá nhiều cho con cái (1/9)
 Hướng 'siêu nhân' làm việc tốt (1/9)
 8 Ý tưởng để dọn dẹp phòng cho con bạn (1/9)
 Dạy bé qua ý niệm về thời gian (1/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i