Tâm lý
   Cùng con đi học
 
1/3 trẻ ở tuổi Mẫu Giáo khó thích nghi với môi trường học đường khi bắt đầu đi học, 90% trong số đó có những rối loạn về tâm lý.

Tháng 8,tháng 9 là khoảng thời gian mà trẻ trên 24 tháng bắt đầu năm học mới. Đối với các bé, trường học là môi trường hoàn toàn mới, với những con nguời, nếp sống hoàn toàn xa lạ. Có những bé thích nghi rất nhanh nhưng cũng có rất nhiều trường hợp trẻ không thích nghi được nên gia đình đành phải cho nghỉ học.
 
Để giúp bé sớm thích nghi với môi trường mới

1.Làm quen dần với môi trường mới
Nếu có thể, bạn hãy cho bé có thời gian để thích nghi dần với môi trường mới. Bắt đầu bằng việc dắt bé tham quan trường học; cùng bé quan sát các bạn chơi; tiến tới mẹ ngồi bên; trong khi con chơi cùng các bạn.

Khi con chính thức đi học, bạn nên bắt đầu bằng cách cho con chơi một mình ở lớp trong thời gian ngắn, rồi tăng lên theo thời gian. Cách làm này giúp bé quen dần với lớp học và không bị sốc khi phải ở trường cả ngày.

2.Tạo hứng thú đi học cho con
Bắt đầu ngày mới bằng thái độ hứng khởi sẽ giúp bé dễ chấp nhận việc đến trường hơn.

Khi đưa bé đi học, bạn nên kìm nén sự thương xót bởi nếu thấy mẹ có thái độ xót xa, bé sẽ càng tủi thân hơn và cho rằng việc đi học là rất đau khổ.

Hãy giúp con yêu trường, yêu cô và các bạn bằng chính tình cảm của mẹ đối với trường. Hãy coi cô giáo và bạn thân của bé như một thành viên trong gia đình. Hãy dạy bé phần kẹo cho bạn, hái hoa tặng cô, và thường xuyên thể hiện cho bé thấy, bạn thích đi học đến thế nào.

Tránh nhắc tới trường với hình ảnh tiêu cực như: “cô giáo phạt bây giờ” hay “bạn B có còn đánh con nữa không?”..

3.Củng cố mối quan hệ Mẹ-con.
Phần lớn trẻ sau khi đi học trở nên “bám mẹ” và làm nũng mẹ hơn, trong khi đó, có bé lại tỏ thái độ oán trách, hờn dỗi mẹ. Đây chính là lúc bạn cần chứng minh cho bé tình yêu của bạn đối với bé không hề thay đổi.

Hãy tranh thủ thời gian để tắm, trò chuyện cùng bé, vuốt ve, chơi đùa với bé và cho bé ăn. Những cử chỉ vuốt ve, cưng nựng rất có tác dụng trong việc vỗ về tâm hồn bé bỏng của bé.

Nếu con bạn đã ngủ riêng, thời gian này bạn nên lưu lại bên giường bé lâu hơn, và cũng nên châm chước nếu bé muốn được ngủ cùng bạn.

Sau một thời gian đi học, bạn cần cho con tới khám tâm lý nếu bé có những biểu hiện như:
- Rối loạn ăn uống: nôn ói, biếng ăn, bỏ ăn, thậm chí từ chối món vốn được ưa thích.
- Rối loạn giấc ngủ: ngủ hay giật mình, khóc đêm, mộng du, bé trở nên khó ngủ, sợ ngủ.
- Rối loạn hành vi: không thích chơi, thu mình, hoặc dễ mất bình tĩnh.
- Dấu hiệu thoái triển: Đái dầm, nói lắp, không tự phục vụ được như trước.

10 cách chuẩn bị cho bé đi học

Mẹ có thể đưa bé đến thăm trường trước và sắp xếp để bé cùng đi học với một số bạn hàng xóm... Điều này sẽ giúp bé đỡ bỡ ngỡ và lo lắng khi bắt đầu đến lớp.

Ngày đầu tiên đi học với bé thường khá khó khăn. Hầu như bé nào cũng bỡ ngỡ khi tới nơi mới và gặp những người mà bé chưa bao giờ thấy trước đó. Dưới đây là những cách hữu ích để chuẩn bị cho con bạn trong ngày đầu tiên bé đến trường.

- Để bé biết lịch trong ngày sẽ diễn ra như thế nào. Bạn hãy nói với con mấy giờ thì bắt đầu vào lớp và lúc nào sẽ tan trường.
- Hỏi con về cảm giác của bé - cả sự hồi hộp và lo lắng về lần đầu tiên tới trường.
- Cùng con ghé thăm trường để bé thấy những lớp học mới và gặp những cô giáo mới của mình trước khi chính thức đi học.
- Chỉ ra cho con thấy những mặt tốt của việc bắt đầu đi học, chẳng hạn như ở đó sẽ rất thú vị và giúp bé có thêm nhiều bạn mới...
- Thủ thỉ cho con biết rằng mọi mọi trẻ em đều căng thẳng trong ngày đầu tiên giống bé.
- Khi đưa bé đến trường ngày đầu tiên, bạn có thể để lại một mẩu giấy nhỏ trong hộp cơm trưa hay túi áo của con để nhắc bé rằng bạn luôn nghĩ về con khi bé ở trường.
- Mẹ hãy đảm bảo với con rằng nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra ở trường, bạn sẽ đến đó giúp bé giải quyết.
- Cố gắng để con bạn gặp một người bạn cùng lớp trước ngày đầu tiên đến trường vì như thế lúc bắt đầu đi học bé sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin và dễ hòa đồng hơn.
- Sắp xếp để bé đi bộ đến trường hay đi xe bus cùng với những bé khác ở chung xóm hay khu nhà mình sống.
- Tìm và đăng ký cho bé tham gia những hoạt động ngoại khóa sau buổi học ở trường, chẳng hạn như sinh hoạt tập thể hay chơi trong đội thể thao...

Nguồn: vnexpress
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phía sau lời nói dối của bé (3/9)
 Sự ích kỷ của trẻ dưới 8 tuổi (3/9)
 Bé nói 'ghét' bạn (3/9)
 Chúng ta có làm quá nhiều cho con cái (1/9)
 Hướng 'siêu nhân' làm việc tốt (1/9)
 8 Ý tưởng để dọn dẹp phòng cho con bạn (1/9)
 Dạy bé qua ý niệm về thời gian (1/9)
 Các trò chơi rèn luyện tính cách (1/9)
 Luôn lắng nghe để hiểu bé (30/8)
 Giáo dục giới tính cho nhi đồng (30/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i