Tâm lý
   Đừng biến con thành người thực dụng!
 
"Nếu học kỳ này được tám phẩy bố mẹ sẽ mua cho con chiếc điện thoại". Giọng một phụ nữ cất lên. Tôi giật mình. Có phải mẹ đấy không! Cái cách thỏa thuận đó quen thuộc quá suốt thời ấu thơ đến niên thiếu.

Tôi đã lớn ngoan, đã chăm chỉ học tập, đã vào được đại học và hôm nay được làm việc ở một cơ quan tốt... là nhờ phương pháp điều kiện đó của mẹ. Nhưng cũng chính cách này tôi đã trở nên một con người thực dụng, sòng phẳng từ khi nào không hay. Mọi người xung quanh xa lánh, bạn bè thưa thớt... Từng ngày tôi nếm trải nỗi cô đơn. Không có cách gì an ủi, tôi quay sang... trách, giận mẹ.

Đừng bao giờ đưa phần thưởng ra khích lệ con cái,
như thế là vô tình bạn đang gieo rắc vào đứa con lối sống cá nhân, thực dụng

"Con ngoan, rồi mẹ sẽ mua cho con búp bê có mái tóc vàng thật dài ngoài cửa hàng"; "Con ăn nhanh lên rồi mẹ cho xem phim hoạt hình", "Được điểm mười môn toán mẹ sẽ thưởng con tiền, tha hồ ăn kem, mua bi nhé", "làm hết bài tập về nhà mẹ sẽ cho đi chơi"... Bao giờ cũng thế, kèm theo những việc mẹ muốn tôi đạt được là những quyền lợi vô cùng hấp dẫn. Mẹ biết đánh vào tâm lý, đứa trẻ nào chẳng thích búp bê, chẳng thích đi chơi, chẳng thích ăn kem... Những lời hứa hẹn như một động lực thúc đẩy, tạo cho tôi niềm phấn khích phấn đấu đạt cho bằng được điều mẹ đặt ra. Mẹ hài lòng mà tôi thì cũng thỏa mãn, sung sướng.

Dần dà tôi cũng áp dụng cách này đối phó với mẹ. "Mẹ mua cho con chiếc áo đó con mới cùng bố về quê", "Không cho con xem hết phim này thì con chẳng làm bài tập đâu"... Tất nhiên điều kiện nào mẹ cũng gật rồi. Tôi biết đánh vào tâm lý, bố mẹ nào chẳng muốn con học giỏi, thi điểm cao. Khi mẹ gật đầu tất nhiên tôi răm rắp làm theo, còn không, thì tôi cứ ì ra đấy để mẹ sốt ruột mà đồng ý.

Giữa hai mẹ con là mối quan hệ giao kèo, trao đổi
Đâu chỉ với hai mẹ con. Với bố, với ông và, với bọn trẻ trong khu tập thể tôi cũng yêu cầu có những thoả thuận trong mọi trường hợp. "Gãi lưng cho ông nào", tôi tỉnh bơ "nhưng ông phải hứa cho con mèo đã". Bọn trẻ muốn mượn đồ chơi, tôi trợn mắt: "chúng mày có gì cho tao mượn không mà đòi mượn của tao". Đứa nào có đồ chơi thì chạy ngay về nhà mang sang đổi, đứa nào không có thì chỉ có cách đứng ngắm từ xa hoặc lủi thủi quay về.

Ý niệm phải có đi có lại đã ăn sâu vào ý thức của tôi
Nhìn bạn bè cho nhau mượn cuốn tập, cây viết, thậm chí có đứa còn mang cả bộ truyện tranh đến cho cả lớp đọc, tôi thật sự không hiểu sao chúng lại có thể dễ dãi vậy, Thấy một cậu bạn ngồi bên cạnh, hì hụi làm bài tập cả trong giờ ra chơi tôi thắc mắc, bố mẹ hứa gì mà cậu ta hăng hái thế. Cậu bạn không hiểu, ngơ ngác một lúc rồi mới nói, "bài tập cô giao ra mình phải làm chứ, bố mẹ tớ chẳng bao giờ ra điều kiện gì cả". Tôi ồ lên bảo cậu ấy thật ngốc, tôi chẳng tự giác làm gì nếu không có điều kiện. Cậu ta chỉ nói "thật vậy sao, bạn lạ quá" rồi lại cắm cúi làm bài tập.

Sau này, khi vào đại học, bạn bè nói thẳng ra rằng quan niệm sống của tôi như thế là thực dụng, chơi với những người như tôi phải thận trọng và tốt nhất là tránh xa. Tôi cười thầm, không chơi với tôi thì thôi, tôi cũng có được lợi gì từ các bạn đâu.

Tôi không biết cách sống, nếp nghĩ như thế của mình có phải là đáng phê phán không. Nhưng có một điều đáng thú nhận là mới đi làm được một năm mà tôi mệt mỏi quá. Đầu óc lúc nào cũng phải căng ra để tính toán hơn thiệt, nhìn người ta thanh thản vô tư mà tôi thèm. Muốn đầu óc đừng so đo nữa cũng khó vì hàng bao nhiêu năm tôi đã quen sống với giao kèo, mặc cả...

Những người phụ nữ cùng cậu con đã đi từ lúc nào. Tôi muốn đuổi theo, nói với chị rằng đừng bao giờ đưa phần thưởng ra khích lệ con cái, như thế là vô tình bạn đang gieo rắc vào đứa con lối sống cá nhân, thực dụng. Cuộc sống chỉ thực sự thanh thản khi ta biết làm mọi việc một cách vô điều kiện.

Theo Tin Tức
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


daquyvang

Hãy khen thưởng con khi cần thiết.
Ngày gửi: 8/19/2008 9:32:04 AM

Đối với trẻ nhỏ, việc khen thưởng cho trẻ đúng lúc thật là quan trọng. Nó tạo động lực để trẻ luôn có gắng. Nhưng nếu lạm dụng vào phần thưởng để bắt trẻ phải hoàn thành một công việc gì đó thì lại trở thành điều kiện trao đổi. Điều này thật nguy hiểm, vì vậy, khi muốn khen thưởng, hoặc tặng con một món quà nào đó, xin hãy suy nghĩ thật kỹ về giá trị món quà, cách tặng và thời điểm tặng để trẻ cảm nhận trong món quà đó là sự động viên, khích lệ, là tình yêu thương, chứ không đơn giản chỉ là điều kiện trao đổi.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đeo cặp cho bé đúng cách (18/8)
 Khuyến khích hành vi tốt ở bé (16/8)
 Ứng xử với trẻ mới vào lớp 1 (16/8)
 Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 (16/8)
 Bắt con luyện chữ như tra tấn (16/8)
 Nếu bé không ngủ một mình vì sợ ma (14/8)
 Kỹ năng cho bé trước khi vào mẫu giáo (14/8)
 Vì sao bé đổi tính? (14/8)
 Nên phạt trẻ thế nào? (14/8)
 Đừng xung đột trước mặt con... (13/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i