Tâm lý
   Đừng xung đột trước mặt con...
 
Các nhà khoa học nghiên cứu tâm lý trẻ em đã kết luận nếu cha mẹ hay xung đột thì con cái có nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực sau này là 60%.

Trong nhiều trường hợp trẻ em chứng kiến cảnh tượng cha mẹ đánh đập, chửi mắng, nguyền rủa. Những cảnh tượng ấy để lại cho trẻ những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về sau, trong tâm lý học người ta thường gọi là "hiệu ứng ám ảnh".
Cách đây một tháng chúng tôi tiếp xúc với chị H.T.P., ở Long Khánh, Đồng Nai. Chị cho biết: "Chẳng biết vì sao cháu 6 tuổi rồi nhưng khi đi học cháu thường đánh các bạn cùng lớp, chỉ cần một chút bị trêu ghẹo cháu sẵn sàng cầm viên gạch ném vào các bạn. Hằng ngày cháu chỉ thích xem phim bạo lực".
Còn ông N.T.A., ở huyện Long Thành, cũng bức xúc bày tỏ với các chuyên viên tâm lý: "Cháu mới 3 tuổi nhưng mỗi lần cha mẹ mắng thì cháu phản ứng ngay, nếu dùng roi cháu cũng phản ứng với cha mẹ bằng cách đó”.

Hai cháu nói trên đều được sinh ra trong gia đình mà cha mẹ thường xuyên xung đột. Người xung quanh cho biết những gia đình này hầu như ngày nào cũng có lời ra tiếng vào, ông chồng cứ rượu vào là đánh vợ, đập đồ đạc trong nhà, những đứa con chứng kiến và la hét... Còn rất nhiều trường hợp tương tự khác và những đứa trẻ có những hành vi lệch chuẩn này đều là hậu quả của bạo lực gia đình.

"Vết hằn" bạo lực
"Những lời quát tháo và thái độ hung hãn của cha mẹ đều để lại dấu ấn trên vỏ não của trẻ"

Trong những thanh thiếu niên đường phố thường hay gây gổ, cướp giật, đâm chém... đa số đều có gia đình không hoàn hảo ngay từ khi các em mới chào đời.

Mỗi khi cha mẹ xung đột và có thể là dùng bạo lực đều để lại cho các em những sang chấn tâm lý nhất định, đó là những "vết hằn". Những lời quát tháo và thái độ hung hãn của cha mẹ đều để lại dấu ấn trên vỏ não, có những vết thương chẳng bao giờ có thể phai mờ. Đặc biệt khi nảy sinh bạo lực càng dễ làm trẻ hình thành những dấu vết, nếu càng nhiều dấu vết thì mức độ hằn sâu trong trẻ càng lớn, dấu vết đó sẽ trở nên "quen thuộc" và khi có điều kiện sẽ bộc lộ ngay.
Rồi còn những trẻ em bị chính cha mẹ ngược đãi, có thể bị đánh đập, nguyền rủa từ phía gia đình. Hằng năm trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị khủng hoảng trầm trọng, rối loạn tâm thần hoặc các bệnh tâm căn khác, nhiều trường hợp rơi vào trạng thái stress quá mức, lo âu, trầm cảm dẫn đến tự tử hoặc dẫn đến trạng thái trơ lì.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng nếu như cha mẹ xung đột, đối xử với con mình theo kiểu "thương cho roi cho vọt" thì trẻ càng có nguy cơ theo khuynh hướng bạo lực sau này. Mỗi lời nói, thái độ, hành vi của người lớn đều ảnh hưởng nhất định đến đời sống tâm lý trong suốt cuộc đời con người, khi có điều kiện nó sẽ được đánh thức và thực hiện các hành vi tương tự như người lớn.

Nhớ thường xuyên chia sẻ với các em và phối hợp thống nhất trong cách giáo dục ở gia đình, nhà trường, xã hội để tạo cho trẻ một tâm hồn trong sáng và nhớ đừng bao giờ xung đột trước mặt trẻ em.

Theo báo tuổi trẻ
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cho bé về quê thăm ông bà (13/8)
 Trẻ tự kỉ ám ảnh vì bị tẩy chay (13/8)
 Giúp bé đối mặt với tình huống xấu (13/8)
 Kiềm chế tính ghen tỵ của trẻ (13/8)
 Tránh làm hư bé (12/8)
 Trẻ con cần vui chơi ngoài trời (12/8)
 Giúp bé bỏ tật ngoáy mũi (12/8)
 Tạo thời gian biểu cho bé (11/8)
 Những trò vui cho bé khi ở nơi công cộng (11/8)
 Khi bé bị 'tẩy chay' (11/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i