Xã hội
   Cha mẹ chủ quan, con xuất huyết tiêu hóa nặng
 
Trẻ em có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Bệnh làm trẻ ăn không ngon, ngủ không yên.
Anh N.V.T., 30 tuổi, nhà ở quận Tân Bình, TP.HCM, có con trai tên N.B.L., gần 5 tuổi. Cháu có than với anh là đau bụng vùng trên rốn, đau âm ỉ, lúc đau lúc không đau. Anh và vợ nghĩ con mình bị nhiễm giun sán nên mua thuốc xổ giun cho con uống nhưng vẫn không giảm đau.

Nghe lời mách bảo của người quen, anh T. tự mua thuốc chống co thắt, men tiêu hóa về cho cháu tiếp tục uống. Nửa tháng sau, cháu L. có biểu hiện nôn ói ra máu đỏ bầm lượng ít và đi cầu phân đen, anh T. và vợ vẫn không đưa cháu đi khám vì nghĩ hôm trước cho cháu ăn chè đậu đen. Ngày hôm sau cháu L. ói ra máu đỏ tươi lượng rất nhiều, sau ói than mệt nhiều. Lúc này anh T. và vợ mới lo đưa cháu đi cấp cứu bệnh viện gần nhất.

10 giờ, cháu vào cấp cứu trong tình trạng da xanh, niêm mạc và môi rất nhợt, huyết áp tụt, mạch nhanh, bị sốc do mất máu khá nhiều. Các bác sĩ cấp cứu chẩn đoán cháu bị xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng nghi do viêm loét dạ dày - tá tràng.

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở cả trẻ em. Nguyên nhân viêm loét dạ dày - tá tràng thường do vi khuẩn H.pylori. Vi khuẩn này có thể lây truyền theo đường miệng - miệng (thường gặp ở những trẻ sống trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày - tá tràng), phân - miệng (do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn).

Triệu chứng thường gặp là đau bụng, thường đau ở vị trí phía trên rốn hay xung quanh rốn. Ngoài ra trẻ có thể bị nôn ói, bụng bị đầy hơi, ăn vào khó tiêu khiến trẻ không muốn ăn uống, mất ngủ do cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm, chán ăn, ói ra máu, đi cầu phân đen... Biến chứng do viêm loét dạ dày gây ra cho trẻ gồm: suy dinh dưỡng, thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.

Trẻ con thường không diễn tả đúng cơn đau, vị trí đau do bệnh gây ra. Vì thế nhiều trường hợp cha mẹ dễ bỏ qua. Cho nên cha mẹ nhớ theo dõi cơn đau bụng của trẻ, không cho uống thuốc giảm đau sẽ làm mất triệu chứng đau bụng. Đưa trẻ đi khám nếu trẻ bị đau bụng thường xuyên hoặc cơn đau bụng cấp tính dữ dội.

Để phòng ngừa căn bệnh trên, cha mẹ nhớ hướng dẫn con mình giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn H.pylori. Bản thân cha mẹ nếu bị viêm loét dạ dày - tá tràng thì cần đi khám bệnh, làm xét nghiệm xem có nhiễm vi khuẩn H.pylori, nếu nhiễm thì uống thuốc diệt vi khuẩn theo toa bác sĩ.

BS TRẦN MẠNH HÀ
Theo Tuổi Trẻ
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hội chợ triển lãm sách – thiết bị giáo dục (16/8)
 Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết: Trường học cần cảnh giác (16/8)
 Sách giáo khoa cấp 1... không phải để học?! (16/8)
 "Hơn 70 sinh viên bị bỏ rơi": Sẽ tổ chức thi tốt nghiệp vào cuối tháng 8.2008 (16/8)
 Lớp 1 tăng cường ngoại ngữ (14/8)
 Ngành giáo dục TP HCM kiên quyết xử lý "khoản thu lạ" (14/8)
 Hội chứng cạnh tranh (14/8)
 Nhiệm vụ năm học 2008 – 2009: Đột phá trong đào tạo học sinh phát triển toàn diện (14/8)
 Hậu Giang: Bổ sung 17 tỷ đồng trả nợ lương giáo viên. (14/8)
 Hội chợ triển lãm sách thiết bị trường học 2008 (13/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i