Xã hội
   Giật mình, nổi nốt trên da là triệu chứng tay chân miệng
 
Sốt kéo dài, giật mình, nổi nốt sần trên da, lên hạt giống ban đỏ là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đã bị mắc tay chân miệng, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Theo ghi nhận của VnExpress, chiều 12/5, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 có hơn 70 trẻ điều trị nội trú vì mắc tay chân miệng. Tỷ lệ trẻ bị sốc nặng chiếm 10%. Tuy chưa có hiện tượng nhập viện ồ ạt, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh tay chân miệng đang vào mùa, chỉ cần chủ quan thì bệnh sẽ rất dễ bùng phát.

Theo bác sĩ Khanh, nhiều phụ huynh chỉ chú ý đến hiện tượng bóng nước mà xem nhẹ các biểu hiện khác nên không đưa trẻ đến khám, dẫn đến việc trẻ bị sốc do virus tay chân miệng tác động vào hệ thần kinh, thậm chí tử vong.

"Về mặt lý thuyết, bóng nước, nổi sần, ban đỏ luôn xuất hiện ở các vị trí như trong miệng, đầu gối, lòng bàn chân, bàn tay, tuy nhiên ngoài các vị trí ấy, dấu hiệu bệnh còn xuất hiện ở mông, bụng", bác sĩ Khanh nói.

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Sau đó 1 đến 2 ngày trẻ sẽ bị sốt và thường kèm triệu chứng đau miệng. Triệu chứng này khiến trẻ khóc quấy. Nếu nhìn kỹ ở lưỡi, nướu hoặc 2 bên trong má, có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét giống như lở nhiệt ở người lớn.

Ban đỏ trên da xuất hiện cũng xuất hiện trong thời điểm trên có thể bằng phẳng, cũng có thể gồ lên, màu đỏ hoặc bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Tuy nhiên bác sĩ Khanh cảnh báo, đặc điểm quan trọng nhất ở các trẻ mắc bệnh này thường là khóc quấy và giật mình, kể cả lúc thức lẫn lúc ngủ. Nếu thấy các biểu hiện trên thì cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện bởi virus đã gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Bệnh do virus thuộc nhóm virus ruột gây nên, thường gặp nhất là coxsackievirus A16. Nhưng theo nghiên cứu thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1, tần số xuất hiện virus EV71 ngày càng cao. Trong hai loại virus trên, chỉ EV 71 gây biến chứng thần kinh, còn virus coxsackievirus A16 sẽ tự hết sau vài ngày. Cũng theo bác sĩ Khanh, biểu hiện bệnh khi bị nhiễm virus EV 71 hoặc coxsackievirus A16 hoàn toàn giống nhau.

Trẻ mắc tay chân miệng đang điều trị tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: T.C.

Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng sẽ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này.

Phụ nữ có thai cũng có thể nhiễm bệnh nhưng rất hiếm. Bệnh không gây sẩy thai, hay bị tật bẩm sinh. Song nếu thai phụ mắc bệnh trong thời điểm gần ngày sinh, virus từ mẹ có thể truyền sang con. Đa số các trường hợp bị mẹ lây chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ, nhưng vẫn có số ít trẻ bị rối loạn chức năng.

Bác sĩ Khanh cho biết, người đã nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát do một chủng virus khác gây nên.

Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu nên biện pháp giữ gìn vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau mỗi lần thay tã cho trẻ. Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng, sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…

Với các trường mầm non, tiểu học, ngành y tế khuyến cáo giáo viên nên rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc dọn dẹp các vật dụng có phân trẻ; dạy bé che miệng khi ho và hắt hơi. Vệ sinh đồ chơi; cho nghỉ học với những trẻ biểu hiện sốt và hoặc có biểu hiện loét miệng.

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y thuộc Sở Y tế TP HCM cho biết, để phòng bệnh bùng phát, Sở Y tế đã phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố mở lớp tập huấn cho tất cả trường mầm non tiểu học những kiến thức lâm sàng về bệnh.

( Theo VnExpress )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mỗi ngày có khoảng 35 trẻ em chết đuối. (13/5)
 Lo ngại bùng phát bệnh tay chân miệng ở Châu Á. (13/5)
 Tổng số trẻ của Hà Nội sinh ra trong quý I tăng 27,6% (13/5)
 Bàn về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non (12/5)
 Thừa Thiên-Huế: 100% nhóm trẻ gia đình không đạt chuẩn (12/5)
 Bệnh chân tay miệng gia tăng tại TPHCM (12/5)
 Thiếu cả trường đại trà lẫn trường chất lượng cao. (12/5)
 Những việc làm thiết thực (10/5)
 Cách chức Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Chim Non (10/5)
 Vụ đánh trẻ bầm chân: Nhóm trẻ chưa được phép hoạt động (10/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i