Sức khoẻ
   Tai nạn luôn rình rập quanh trẻ
 
"Có em nhỏ đã chết rất thương tâm chỉ vì nuốt phải quả trứng gà bằng nhựa khi đang chơi trong nhà trẻ. Đôi khi những tình huống đơn giản cũng có thể đe doạ tính mạng của trẻ", tiến sĩ Lê Thanh Hải, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết. Tai nạn ở trẻ nhỏ rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là hóc dị vật. Em N.H. 18 tháng tuổi, bị ho và thở khò khè kéo dài. Em được bác sĩ chẩn đoán là viêm phổi, song điều trị mấy tháng mà bệnh không thuyên giảm. Tại Bệnh viện Nhi đồng II, các bác sĩ phát hiện em bị dị vật rơi vào phổi, và gắp ra một hạt dưa hấu. Bác sĩ Cao Minh Đức, Phó trưởng chuyên khoa Mắt - Răng Hàm Mặt - Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng II, cho biết: "Có khá nhiều trường hợp tương tự. Hạt đậu phộng hay hạt dưa lọt vào phổi thì sẽ làm cho trẻ bị viêm phổi dầu. Nếu không lấy dị vật ra thì bệnh nhi không thể khỏi bệnh". Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã cấp cứu khá nhiều trường hợp trẻ hóc dị vật. Các vật nguy hiểm nhất là tiền xu, hạt đậu phộng, vỏ tôm cua sót trong thức ăn... Trẻ thường hóc dị vật đường thở và đường ăn. Trong đó, hóc đường thở nguy hiểm hơn vì sẽ gây nghẹt thở và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp hóc đường ăn, dị vật chèn ép thực quản làm trẻ khó nuốt và bị ói khi ăn. Trong giai đoạn biết bò, trẻ thường cho vào miệng bất kể vật gì nhặt được. Trẻ ở tuổi ăn dặm thì dễ bị hóc thức ăn, nhất là các mảnh xương cá, vỏ cua tôm còn sót lại. Trẻ lớn thường hóc dị vật do đùa nghịch nuốt đồ chơi hoặc hóc hạt trái cây. Theo giới chuyên môn, bé trai hiếu động hơn nên dễ bị hóc dị vật hơn bé gái. Một điều đáng nói là rất nhiều phụ huynh cho con ăn theo kiểu cưỡng ép. Trong bữa ăn, người lớn làm mọi cách cho trẻ há miệng và lập tức tống muỗng cơm vào miệng trẻ, bất kể các em đang cười hay khóc. Việc làm này rất nguy hiểm vì dễ gây hóc nghẹn thức ăn. Nếu trẻ đang cười thì thức ăn lọt vào đường thở, còn nếu đang khóc thì sẽ bị sặc. Trong độ tuổi mẫu giáo, trẻ rất dễ gặp tai nạn do đặc tính hiếu động. Nhiều trường hợp chỉ đùa nghịch cắn nhau mà có thể gây nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến tử vong. Có em bị vấp ngã vục mặt vào chậu nước, song không tự đứng dậy được và cuối cùng đã chết. Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, do đặc điểm của tuổi mẫu giáo mà trẻ dễ bị các tai nạn sau: - Ngã: do sàn nhà (nhất là nhà vệ sinh) quá trơn; bậc cao gây vấp, cầu thang và ban công có tay vịn, lan can không an toàn. Đôi khi trẻ chưa ý thức được sức mạnh, xô đẩy nhau ngã gây chấn thương. - Hóc dị vật: những vật nhỏ lọt vừa miệng như viên bi, quả nho, con xúc xắc... - Bỏng: do nước sôi, thức ăn, bếp điện, than tổ ong... - Điện giật: trẻ hiếu kỳ rất thích thọc ngón tay hoặc que nhọn vào ổ điện. Đôi khi các em bò hoặc dẫm phải dây điện bị hở của thiết bị gia dụng. - Đuối nước: phần lớn là bị trượt ngã vào bồn tắm, hoặc ngã úp mặt vào chậu nước không tự đứng dậy được... - Ngộ độc: do thức ăn nhiễm khuẩn hoặc uống thuốc quá liều, đôi khi trẻ vớ phải lọ thuốc của người lớn trong tầm tay và uống. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây tai nạn ở trẻ chủ yếu là do sự vô ý của người lớn: để trẻ chơi một mình, ăn một mình hoặc ngồi gần nhưng không quan sát mọi hành động của trẻ. Cách phòng tránh tối ưu nhất, theo tiến sĩ Hải, là luôn có người bên cạnh và để mắt tới mọi hoạt động của trẻ. Không để trẻ chơi và ăn một mình, không cho đồ chơi cho vừa miệng và vật nhọn có góc cạnh. Không nên cố gắng cho ăn khi đang khóc, cười hoặc nói. Không cho ăn thức ăn khô, trái cây còn hột, tôm cua cá còn xương... Khi bị hóc dị vật nên cho trẻ nằm đầu thấp và đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời xử lý. Tuyệt đối không tự ý móc dị vật ra vì sẽ làm cho dị vật lọt sâu hơn, gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, mọi thiết kế trong nhà và nhà trẻ như khu vệ sinh, ổ cắm điện, cầu thang, sàn bậc... phải được tính đến yếu tố an toàn. Các vật dụng và đồ chơi phải tròn nhẵn, không nhọn sắc, kích cỡ không gây hóc nghẹn. Đặc biệt, người trực tiếp trông giữ trẻ phải được đào tạo có bài bản về các biện pháp sơ cứu và xử trí tại chỗ. Họ phải thành thục những kỹ thuật như hà hơi thổi ngạt, băng bó vết thương... Giai đoạn sơ cứu này cực kỳ quan trọng vì nhiều trường hợp đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn. Ngoài ra, nhà trẻ luôn phải dự phòng các thiết bị y tế và dược phẩm trong trường hợp khẩn cấp. Vnexpress
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 TP.HCM: trẻ bị nhiễm siêu vi tăng cao (13/6)
 Cảnh giác với "tai nạn mùa hè" ở trẻ em (12/6)
 Bệnh viêm não đang diễn biến phức tạp (12/6)
 Đã có trẻ tử vong do viêm não (7/6)
 Bệnh viêm tai giữa ở trẻ bắt đầu chỉ là sổ mũi (6/6)
 Chuẩn bị cho bé đi biển (27/5)
 Trang trí nhà có thể gây bệnh máu trắng (27/5)
 Coi chừng nhiễm khuẩn trong sữa bột của trẻ (26/5)
 WHO: Bệnh bại liệt không chừa bất cứ đâu! (15/5)
 Chữa bệnh tim bẩm sinh không cần phẫu thuật (12/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i