Sức khoẻ
   Chuẩn bị cho bé đi biển
 
Hai tuần trước khi đi biển, nên cho bé dùng vitamin A, vitamin E với liều 2-3 viên mỗi ngày tùy theo tuổi để bảo vệ sâu cho làn da. Chúng sẽ giúp chống lại tình trạng say nắng, say nóng và dị ứng nhờ gia tăng sản xuất hắc tố melanine. Ngoài ra, để bảo vệ làn da cho con dưới nắng biển, các bà mẹ cần lưu ý: Tránh phơi nắng vào giờ quá nóng Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên để bé phơi nắng vì làn da bé rất mỏng, dễ hấp thu ánh sáng và chưa sẵn sàng để làm cho các melanocyte (tác nhân giúp da chống lại tác hại của tia cực tím) hoạt động. Trên 3 tuổi: Tránh phơi nắng trong khoảng 11-15h, chỉ nên phơi trước và sau giờ cao điểm trên để hưởng lợi ích từ ánh nắng mặt trời. Chọn kem chống nắng Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 40 đến 50 nếu bé có làn da quá nhạy cảm hoặc gia đình bạn đi du lịch biển ở vùng nhiệt đới. - Chỉ số thông thường là 20-30 giúp bảo vệ tốt và cho phép da bé làm quen từ từ với tác động của ánh nắng. Tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chỉ số 10-15 trong những ngày ít nắng hoặc khi bé đã rám nắng. Sử dụng đúng cách kem chống nắng Nên bôi 15-30 phút trước khi tắm mình dưới nắng biển. Cần chú ý đến những vùng đặc biệt nhạy cảm như mũi, tai, gáy, bắp chân và mu bàn chân. Chỉ số bảo vệ da của kem được tính ở liều 2 mg kem/cm2 da, tức khoảng 1/2 tuýp kem cho mỗi lần dùng. Việc bảo vệ có hiệu lực khoảng 2 giờ, vì thế cứ sau 2 giờ lại bôi tiếp, nhất là khi bé ngâm mình lâu dưới nước. Các vật dụng không thể thiếu Ngoài kem bảo vệ, cần có áo tắm màu sậm cho bé, tương đương với chỉ số chống nắng 10; dùng mũ đội có vành khoảng 5 cm để bảo vệ cho đầu và mắt, tránh ánh sáng phản chiếu của ánh nắng từ cát biển. Kính mát cho bé chọn loại có khả năng hấp thu một số lượng lớn tia UV. Xin đừng quên mang theo trong túi du lịch các chai nước, cho bé uống đều đặn, cứ 30 phút uống 100-150 ml nước. Cẩn thận với các thuốc quang cảm ứng Trước khi đi du lịch biển, có thể bé đã bị một bệnh nào đó như viêm họng, viêm thanh quản hoặc bị nấm chân... Nên cho uống các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, một vài lọai kháng sinh hoặc kháng nấm... Cần hỏi bác sĩ hay dược sĩ các thuốc đang sử dụng có bị quang cảm ứng không. Nếu đó là các thuốc dễ gây cảm ứng trước ánh nắng chói chang thì không nên cho bé phơi nắng. Theo Đẹp
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trang trí nhà có thể gây bệnh máu trắng (27/5)
 Coi chừng nhiễm khuẩn trong sữa bột của trẻ (26/5)
 WHO: Bệnh bại liệt không chừa bất cứ đâu! (15/5)
 Chữa bệnh tim bẩm sinh không cần phẫu thuật (12/5)
 Virus bại liệt từ châu Phi đang lan sang châu Á (8/5)
 Nắng nóng, trẻ mắc bệnh gia tăng (5/5)
 Phát tặng lịch tiêm chủng theo ngày sinh của từng trẻ (2/5)
 Bé khỏe hơn nhờ đi nhà trẻ (25/4)
 Trẻ em và người lớn ngủ giống nhau (21/4)
 Nỗi kinh hoàng từ bình sữa (15/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i