Giáo dục trẻ
   Vỗ về con đúng cách
 

 

Một đứa trẻ sau khi bị ngã đau, người lớn thể hiện sự an ủi, dỗ dành cũng là điều tự nhiên. Nhưng nếu trẻ được dỗ dành thái quá dễ dẫn đến nhõng nhẽo hoặc trở nên yếu đuối và nhút nhát.

 

(ảnh sưu tầm)


Nuông chiều - bé dễ hư

Do quá yêu con, bạn thường xuyên chăm chút, nâng niu, thậm chí nuông chiều con một cách thái quá.
Nếu chẳng may trẻ bị té ngã, bị đau thì bạn đã vội vàng chạy đến bên để suýt xoa, cưng nựng. Lại có những bậc cha mẹ khác hay khuyếch đại: khi trẻ chỉ bị trầy xước sơ sài họ đã vội hốt hoảng chạy lại ôm con vào lòng vừa băng bó vừa vỗ về dỗ dành con bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu của nó. Điều này làm cho trẻ dựa vào đó để đưa ra những yêu sách hết sức vô lý nhưng cũng được cha mẹ đồng ý ngay.

Ngày qua ngày, cách thể hiện tình cảm thái quá ấy vô tình đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách của trẻ sau này.

Quá nghiêm khắc cũng không tốt

Ngược lại, nếu khi con ngã, cha mẹ lại khắc nghiệt, dùng thái độ phê phán, chỉ trích sự yếu đuối của trẻ khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, không được quan tâm. Lâu dần hình thành bản tính lạnh lùng, mất niềm tin vào xung quanh, trẻ dần trở nên cô độc giữa mọi người. Thậm chí còn ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình hoặc bạn bè, đồng nghiệp sau này.

Quá nghiêm khắc cũng là cách thể hiện tình cảm không đúng mực, làm cho mối liên hệ giữa trẻ với người thân ngày càng trở nên xa cách hơn.

Ba mẹ nên làm gì?

Khi trẻ bị đau, cha mẹ có thể vận dụng những phương cách thể hiện tình cảm như sau:

- Nếu vết thương nhỏ, không trầm trọng, cha mẹ không nên làm lớn chuyện. Thay vào đó bạn cần thể hiện tình cảm quan tâm thân thiết bình thường. Nếu thấy trẻ vẫn bình an vô sự, cha mẹ hãy tỏ ra vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.

- Tùy theo độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên có cách dỗ dành thích hợp. Thời gian vỗ về càng rút ngắn, sự tiếp xúc về thân thể cũng giảm bớt theo thời gian khi trẻ dần lớn lên. Đến lúc đó, tự trẻ sẽ cảm nhận và bé biết cách trở thành một người dũng cảm và kiên cường trước mắt mọi người.

- Cần nhanh chóng kết thúc sự vỗ về trẻ càng nhanh càng tốt bằng cách lái sự chú ý của bé vào việc khác mà không khóc nữa.
(Theo Bibi.vn)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những tật xấu của bé (6/3)
 Xây dựng lòng nhân ái cho trẻ (12/2)
 Trẻ con, biết gì! (12/2)
 Trắc nghiệm về cách giáo dục trẻ (12/2)
 Buồn vui chuyện... thêm em bé (12/2)
 Nói chuyện về giới tính với trẻ (12/2)
 Lời khuyên cho người làm mẹ (12/2)
 Chuyện trò với trẻ (12/2)
 Dạy con tính can trường (12/2)
 Dạy con lòng nhân ái (12/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i