Giáo dục trẻ
   Buồn vui chuyện... thêm em bé
 

Để đón chào em bé ra đời cần sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của tất cả thành viên trong gia đình. Nhưng trong thực tế, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng quan tâm đúng mức đến việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ để chúng khỏi hụt hẫng khi mẹ sinh thêm em.

Con ghét em lắm!

Không phải đứa trẻ nào cũng có thể thốt lên với cha mẹ như thế về cảm nghĩ thực sự của chúng. Hầu hết, bọn trẻ che giấu cảm xúc và chỉ thể hiện nó ra ngoài bằng những biểu hiện đáng lo ngại. Ví dụ như trường hợp của bé Khánh Hà (Thanh Xuân – HN). Từ ngày mẹ sinh em Đốm, bé ít nói ít cười hơn trước. Vẻ mặt ngây thơ thoáng vẻ đượm buồn dường như đang lo lắng điều gì đó.

 

Để đón chào em bé ra đời cần sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của tất cả thành viên trong gia đình


Bé chán ăn, có biểu hiện đau đầu và dễ nổi cáu với cha mẹ. Gia đình rất lo lắng nên đã đưa bé đến Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em để nhờ các bác sĩ tư vấn. Sau khi tiến hành kiểm tra, các chuyên gia nhận thấy bé rất ác cảm với hình vẽ em bé sơ sinh. Lúc đó, gia đình mới “giật mình” nghĩ lại thì thấy bé có những biểu hiện này sau khi mẹ sinh em Đốm mà chẳng mấy ai để ý. Các chuyên gia tâm lý kết luận bé bị sang chấn tâm lý ở giai đoạn đầu, chỉ cần gia đình quan tâm dành tình cảm nhiều cho bé hơn thì sau một thời gian bé sẽ trở lại bình thường.

Cũng như bé Khánh Hà, bé Duy Quang (lớp 5 - Trường tiểu học Nguyễn Trãi) gần đây có nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại. Bé ghét em ra mặt, lúc nào cũng rầu rĩ, không thích tiếp xúc với người lạ, thậm chí bé còn kiệm lời với ngay chính bố mẹ mình. Trước đây, bé vốn là một học sinh giỏi, tính tình vui vẻ, sôi nổi và là đứa trẻ rất biết vâng lời. Sau hơn 10 năm bị sang chấn tâm lý mà gia đình không biết nên khi đưa đến Trung tâm thì bé đã bị trầm cảm nặng, cần rất nhiều thời gian để điều trị, gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt và học tập.

Bà Nguyễn Thị Nhất - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em còn cho biết thêm: Có những trẻ bị sang chấn tâm lý lâu mà không được điều trị kịp thời bên cạnh những biểu hiện thường thấy như trên còn nuôi ý định thù hận em, thậm chí, có trẻ còn có suy nghĩ giết chết em mình đi hoặc có hành động tự hủy hoại bản thân.

Điều này nếu để tiến triển quá lâu trong nhiều năm tháng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính cách và nhân cách của trẻ. Nhiều em trở nên cục cằn, thô lỗ, hoặc nhút nhát, tự ti tùy thuộc vào tính cách ban đầu của trẻ và mức độ sang chấn. Nhưng dù là thế nào thì sự biến dạng của tính cách cũng tiềm ẩn nguy hiểm cho cả cuộc đời của bé sau này.

Cha mẹ nên làm gì?

Theo thống kê, có đến hơn 5% bà mẹ khi mang thai rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc có các biểu hiện rối loạn tâm thần. Thêm vào đó là sự xáo trộn dù ít hay nhiều trong sinh hoạt và môi trường gia đình. Hơn nữa, phải tập trung chăm sóc em bé nên nhiều bà mẹ tỏ ra xao nhãng, ít quan tâm đến trẻ như trước. Điều này khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, cô đơn, buồn chán rất dễ dẫn đến tress và rối loạn tâm thần. Nhất là đối với những trẻ trong các gia đình khá giả vốn nhận được nhiều sự quan tâm, chiều chuộng trước kia.

Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng: Ngay từ lúc bắt đầu có ý định mang thai, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ vật chất và tinh thần, cha mẹ nên cho bé “nhập cuộc”. Bé khi đó sẽ có cảm giác tự hào về vai trò của mình và hào hứng, hồi hộp chờ đón sự ra đời của đứa em. Khi đã mang thai, người mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện với trẻ về em bé trong bụng.

Chẳng hạn, hỏi trẻ “Con muốn có em trai hay em gái? Con thích tên em là gì?”, hoặc đặt tay bé lên bụng mình để bé cảm nhận được sự sống đang hình thành, đang cựa quậy và đó chính là em của chúng. Một tình cảm ruột thịt gắn bó sẽ nảy sinh trong lòng trẻ. Cứ như thế, tình cảm ấy lớn dần lên theo từng tháng của thai kì và trẻ háo hức chờ đón giây phút em chào đời.

Sẽ rất có ý nghĩa nếu cha mẹ biết “đặt” lên vai trẻ một số “trách nhiệm” trong quá trình chăm sóc em bé. Đôi khi, đó chỉ là việc đứng cạnh em lúc mẹ cho em ăn bột, lắc xúc xắc cho em nín khóc, hay chạy lăng xăng quanh nhà để đưa cho mẹ quần áo, tã lót của em...

Được tham gia cùng, trẻ tự hào vì thấy vai trò là anh (chị) của mình. Chúng thấy mình lớn hơn, được hòa nhập và phải có trách nhiệm chăm sóc, che chở cho em. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý không quá nuông chiều trẻ khi chúng chưa có thêm em, dễ xây dựng cho chúng tâm lý ích kỉ, thích hưởng thụ, không biết chia sẻ và quan tâm đến ai.

Điều này sẽ rất bất lợi khi có thêm em bé trong gia đình. Ngoài ra, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen tự lập để trẻ có thể sẵn sàng ở phòng riêng khi có em. Nếu quá bận rộn cha mẹ cũng nên nhờ ông/bà hay người thân chăm sóc em bé để quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Có thể tổ chức các chuyến đi dã ngoại để gắn kết mọi thành viên trong gia đình.

Điều cuối cùng và cũng quan trọng nhất là khi thấy trẻ có những biểu hiện khác thường và những biến đổi tâm lý, cha mẹ nên đưa trẻ đến các Trung tâm tư vấn tâm lý trẻ em càng sớm càng tốt để nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, chuyên gia. Sẽ rất nguy hiểm nếu để trẻ tự “bơi lội” một mình trong những suy nghĩ, suy diễn hỗn độn cùng cảm giác lạc lõng, chán nản lâu ngày bởi nó sẽ hủy hoại sức khỏe và tương lai của chúng.

( Theo Tin Tức )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nói chuyện về giới tính với trẻ (12/2)
 Lời khuyên cho người làm mẹ (12/2)
 Chuyện trò với trẻ (12/2)
 Dạy con tính can trường (12/2)
 Dạy con lòng nhân ái (12/2)
 Dạy con cái cách… tranh cãi (12/2)
 Chửi rủa - đó không phải là một giải pháp (12/2)
 "Nghệ thuật" dạy con (12/2)
 Trẻ khó bảo (12/2)
 Giúp con kết bạn (12/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i