Mang thai và sinh đẻ
   17 dấu hiệu đáng lo ở bà bầu
 
Trong thời kỳ mang thai, nếu bạn thấy có vết sưng trên mặt, bị phù xung quanh mắt hay tự dưng xuất hiện các nốt sưng nhỏ trên tay, chân hoặc tăng cân quá nhanh (hơn 1,8 kg trong một tuần) thì nên đến gặp bác sĩ ngay.

Tầm nguy hiểm của một số triệu chứng là nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình huống cụ thể hay tình hình sức khỏe của bạn cũng như thời gian bạn mang bầu. Tuy nhiên, bạn chớ chủ quan khi thấy những dấu hiệu dưới đây trong thời kỳ bầu bí:

- Thai nhi ít đạp, ít cử động hơn bình thường (trước đó bạn cảm nhận được sự "nghịch ngợm" của bé rất đều đặn). Bạn có thể nhờ bác sĩ của mình hướng dẫn cách đếm số lần cử động của bé hằng ngày để biết như thế nào là bất thường, cần phải đi khám.
- Có những cơn đau dữ dội và liên tục.
- Chảy máu âm đạo.
- Dịch âm đạo tiết ra rất nhiều hay có những thay đổi lạ như trở nên loãng, nhầy hơn hay có máu (thậm chí nếu chỉ có màu hồng hay đỏ nhạt). Tuy nhiên, nếu bạn đã mang thai được 37 tuần trở đi thì điều này lại bình thường và có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh.
- Tức xương chậu (cảm giác như bé chèn ép xuống), đau vùng lưng dưới, (đặc biệt nếu trước đó bạn chưa bị thế bao giờ), có những cơn đau bụng, chuột rút như khi có kinh nguyệt hay bạn có nhiều hơn 4 cơn co trong một giờ (cho dù không thấy đau) trước 37 tuần.
- Đi tiểu có cảm giác đau hay rát, tiểu rất ít hoặc không tiểu được.
- Nôn mửa nhiều, liên tục hoặc nôn kèm với đau hoặc bị sốt.
- Ớn lạnh hoặc lên cơn sốt từ 100 độ F (khoảng 37,7 độ C) trở lên.
- Rối loạn thị lực, chẳng hạn như nhìn một hóa hai, nhìn mờ, nhòa đi, sáng lóa...
- Đau đầu dữ dội và dai dẳng hay đau đầu kèm theo nhìn mọi vật nhòa đi, nói ríu lưỡi hoặc bị tê cóng.
- Cơn đau do chuột rút rất khó chịu, kéo dài và không hề dịu đi khi bạn đã gập chân lại, đầu ngón chân hướng lên trên hay một bàn chân phình ra hẳn so với bàn chân kia.
- Khó chịu ở bụng.
- Bị ngất choáng, thường xuyên hoa hắt, chóng mặt, tim đập nhanh hay đánh trống ngực.
- Khó thở, ho ra máu hoặc đau ngực.
- Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc bị tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ.
- Ngứa nhiều, liên tục ở thân, cánh tay, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chây hay cảm thấy râm ran khắp cơ thể.
- Bất cứ vấn đề nào về sức khỏe nào, kể cả không liên quan đến thai nghén, chẳng hạn như cơn hen suyễn nặng hơn, bị cảm lạnh mà không đỡ... bạn có thể gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu như bạn còn băn khoăn xem vấn đề của mình có đáng lo không, hãy tin vào linh cảm của bản thân và hỏi ý kiến bác sĩ khi thấy khó chịu, bất an. Nếu có vấn đề gì, bạn sẽ được giúp đỡ và điều trị ngay, còn không, bạn cũng thấy yên tâm hơn.

Nguồn: VnExpress
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 nguyên tắc tập thể dục khi mang thai (11/2)
 10 lưu ý khi trở lại làm việc (11/2)
 Bà bầu tập thể dục (11/2)
 Trắc nghiệm bạn có sẵn sàng cho việc sinh con (11/2)
 11 cách để chóng có...Bé (11/2)
 Cho bé sự khởi đầu tốt nhất (11/2)
 Ăn uống để mau có bầu (11/2)
 Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh và tính cách (12/12)
 Mang thai có nên tiêm phòng Rubella? (12/12)
 Lời khuyên cho những bà mẹ ít sữa (12/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i