Dinh dưỡng
   Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ suy dinh dưỡng
 
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và gần 1/3 số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng mãn tính). Một trong các nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng này là do rối loạn tiêu hóa.

Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, đang có khoảng 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị suy dinh dưỡng, trong đó rối loạn tiêu hóa có thể là nguyên nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp chiếm đến 30%.

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em ở lứa tuổi ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa tăng lên rất nhiều so với những năm trước. Điều này cho thấy đây không chỉ là vấn đề lo lắng của các bậc phụ huynh mà còn là vấn đề của nhà chuyên môn và toàn xã hội, vì nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và làm ảnh hưởng đến tầm vóc của cả một thế hệ tương lai. 

Những nguyên nhân khách quan

Đối với trẻ ở lứa tuổi ăn dặm, hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Trong môi trường hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi trùng gây bệnh. Với trẻ khi bắt đầu ăn dặm thì thức ăn lỏng như sữa mẹ hoặc sữa bình không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ.

Vì bước qua một giai đoạn “ẩm thực” mới nên một số rắc rối phát sinh, nhất là ở đường tiêu hoá. Ở giai đoạn này, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng…) tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển (tả, lỵ…). Đây là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mà rất nhiều trẻ em mắc phải: rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi này là trẻ không chịu ăn, hoặc ăn vào lại ói ra, tệ hơn nữa là trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón…

Làm sao để tránh những “sự cố” tuy nhỏ này nhưng đôi khi lại có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng? Khi tình trạng rối loạn tiêu hóa tiếp diễn hết ngày này qua ngày khác thì chẳng bao lâu trẻ sẽ bị suy sụp, rất khó trở lại trạng thái mạnh khỏe lúc đầu. Ngoài ra khi trẻ đã suy dinh dưỡng sẽ lại càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, trẻ càng biếng ăn hơn, từ đó tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng lẩn quẩn mà khó có thể thoát ra được.

Các giải pháp ngăn ngừa

- Tập cho trẻ thói quen: Rửa sạch tay trước và sau mỗi lần ăn uống.

- Tẩy giun 6 tháng 1 lần, tác hại của giun là hút dưỡng chất làm người suy kiệt. Ðộc tố của giun cũng gây chứng rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, tiêu lỏng, táo bón, khó tiêu...

- Bổ sung men tiêu hoá và các vitamin cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ được tốt hơn. Đối với những trẻ khi đang điều trị kháng sinh cũng sẽ mất cân bằng vi khuẩn đường ruột dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế tính cần thiết phải bổ sung men vi sinh sẽ cao hơn.

Thường thì khi con bị rối loạn tiêu hóa thì các bà mẹ thường cho bé ăn yaourt để bổ sung men vi sinh. Tuy nhiên, lượng men trong yaourt chỉ có tác dụng bổ sung hằng ngày cho những bé có đường ruột tốt. Còn đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, lượng men vi sinh quá ít trong yaourt không thể giúp trẻ khỏe nhanh được, nên bổ sung từ nguồn có chứa số lượng men vi sinh dồi dào hơn để phục hồi lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc bổ sung men vi sinh với chất lượng khác nhau nhưng các bạn nên chọn sản phẩm chứa lượng men vi sinh phong phú cùng với một số vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một số sản phẩm tiêu biểu như cốm vi sinh Biobaby… Trong một muỗng nhỏ cốm vi sinh Biobaby có chứa tới 63 triệu men vi sinh sống có ích cùng các vitamin cần thiết cho trẻ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, táo bón… Qua khảo sát cho thấy, những trẻ dùng Biobaby thường xuyên có hệ tiêu hóa tốt hơn và hấp thu cũng tốt hơn.

TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện dinh dưỡng
(  Theo  Vietnamnet )
 
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thực đơn tham khảo một tuần cho bé từ 12-24 tháng tuổi (3/12)
 Khó khăn khi ăn thịt (3/12)
 Thực đơn một tuần của bé từ 13-18 tháng tuổi (1/12)
 Không nên cho trẻ uống nước quả quá sớm (1/12)
 Thực đơn dành cho trẻ từ 7-12 tháng ăn bổ sung (30/11)
 Các loại rau củ quả chống ung thư (30/11)
 Thực đơn tham khảo một tuần cho bé từ 7-9 tháng tuổi (29/11)
 Phân biệt sữa kém chất lượng (29/11)
 Thực đơn trong tuần (28/11)
 Nhu cầu nước cho trẻ nhỏ (28/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i