Sức khoẻ
   Cảnh giác với bệnh viêm kết mạc mùa xuân
 
Trong thời gian gần đây, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm kết mạc (dân gian gọi là bệnh đau mắt đỏ) đang gia tăng. Chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này và có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Tại sao lại gọi là bệnh viêm kết mạc mùa xuân? Theo tài liệu do Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cung cấp, bệnh viêm kết mạc mùa xuân là bệnh viêm kết mạc nhiễm khuẩn cấp tính. Sở dĩ bệnh có tên gọi là "viêm kết mạc mùa xuân" là do bệnh thường xảy ra vào đầu mùa xuân, khi nhiệt độ bắt đầu ấm áp, độ ẩm tăng lên. Hội chứng lâm sàng của bệnh bắt đầu bằng chảy nước mắt, khó chịu và xung huyết kết mạc hành và mí mắt của 1 hoặc cả 2 mắt, tiếp theo là phù mi mắt, sợ ánh sáng. Bệnh nhân có cảm giác đau nhức, khó chịu, không chịu được ánh sáng, mắt tiết mủ nhầy. Trong trường hợp bệnh nặng, mắt bị bầm máu kết mạc hành và thâm nhiễm rìa giác mạc. Triệu chứng lâm sàng của bệnh có thể kéo dài từ 2-4 ngày nếu bệnh nhẹ, nhưng cũng có thể kéo dài đến 2-3 tuần, nếu bệnh nặng. Bệnh lây truyền là do người lành tiếp xúc với dịch tiết từ kết mạc, đường hô hấp trên bị nhiễm, quần áo và đồ dùng sinh hoạt của những người đang bị bệnh. Nhiều khi, những sơ suất nhỏ trong sinh hoạt như dùng chung dụng cụ trang điểm (chì kẻ mắt, son môi), ống thuốc nhỏ mắt... cũng dễ khiến bệnh lây sang nhiều thành viên khác trong gia đình và trong cộng đồng. Bệnh viêm kết mạc mùa xuân không gây tử vong, nhưng là bệnh rất dễ lây lan thành dịch, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động và chất lượng học tập của HS. Trong trường hợp bệnh điều trị không đúng cách, mọi biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với mắt, đặc biệt nếu bệnh nhân không đi khám bác sĩ và tự điều trị thuốc không đúng cách. Điều trị bệnh viêm kết mạc như thế nào? Cần phải hiểu rằng, tác nhân gây bệnh viêm kết mạc nhiễm khuẩn cấp tính là do các vi khuẩn haemophilus influenzae, streptococcus pneumoniae, đây là 2 tác nhân chính gây bệnh. Ngoài ra, các tác nhân khác như H.Influenzae típ B, moraxello và branhamella, neisseria meningitidis và corynebacterium diphtherie cũng có thể gây bệnh. Để ngăn ngừa khả năng bệnh lây lan thành dịch, khi mắc bệnh, người bệnh cần được cách ly với người lành, cần thận trọng đối với các loại chất thải, dịch tiết. Trẻ em không nên đến trường trong thời gian bị bệnh. Khi có biểu hiện mắt cộm, nhức, sợ ánh sáng, tiết dịch - mủ nhầy, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị và vệ sinh dịch tễ. Tuyệt đối bệnh nhân không được tự dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Trường hợp dùng thuốc có corticoid, cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng như thủng giác mạc, tăng nhãn áp... do điều trị không đúng thuốc, không đúng bệnh. (Theo Lao Động)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng chống muỗi như thế nào? (15/2)
 An toàn và khỏe mạnh trong ngày Tết (6/2)
 Co giật ở trẻ em (31/1)
 Thủy đậu: Bệnh nhẹ nhưng biến chứng nặng (27/1)
 Mẹ béo, con cũng béo (26/1)
 Phòng cúm gia cầm: ăn thịt, trứng... thế nào? (19/1)
 Thận trọng thuốc dán lên da (16/1)
 Common8 ngừng kinh doanh ĐTDĐ cho trẻ em (13/1)
 Trẻ em nên tránh xa điện thoại di động (11/1)
 Trẻ tiếp xúc với khói thuốc sẽ học kém (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i