Bài tập - Trò chơi
   Phương pháp “Các chuẩn”
 

Phương pháp “Các chuẩn”


Mục đích:
     Xác định mức độ khái quát hóa của các chuẩn cảm giác, đông thời mức độ nội tâm  hóa của các hành động tri giác. Khỏa sát hành động so với bảng chuẩn. Test được tiến hành với trẻ từ 4 đến 5 tuổi.
Công cụ:
     Một bảng với các hình đồ vật khác nhau. Ở dưới có các chuẩn in trên giấy. Có thêm các chuẩn cắt từ bìa cứng. Những chuẩn cắt rời này dùng để trợ giúp và dạy trẻ.
Chỉ dẫn:
    Con hãy nhìn vào hình này (chỉ vào chuẩn). Nó quyết định trốn và đã trốn vào trong các hình đồ vật khác, nó hóa trang bởi các đường nét trang trí thêm, nhưng hình dáng của nó vẫn như cũ. Con hãy tìm nó trong bảng này.
Tiến hành chẩn đoán:
    Sau khi giải thích, yêu cầu trẻ nhìn kỹ chuẩn, và thậm  chí cho trẻ dùng ngón tay chỉ vòng quanh hình. Sau đó đưa cho trẻ bảng mà trẻ sẽ tìm thấy hình chuẩn trong đó. Nếu trẻ không thể tìm thấy hình chuẩn thậm chí trong hình đồ vật đơn giản nhất, thì đưa cho trẻ hình chuẩn cắt từ bìa cứng.Trẻ có thể đặt hình chuẩn  đó chồng lên các hình đồ vật khác nhau, để tìm ra nét trùng khớp hoàn toàn. Giờ học như vậy được xem là chẩn đoán. Đây chỉ là sự điều chỉnh trí giác cho trẻ, vì ở trẻ chính quá trình đó  bị tổn thương.
Phân tích kết quả:
     Khi lý giải kết quả cần chú ý không chỉ tới số lượng lỗi mà trẻ mắc phải, mà còn có cả tính chất hoạt động của trẻ. Nếu trẻ không thể tìm đúng  hình đồ vật ngay cả khi có sự giúp đỡ của người lớn, có thể nói đến khả năng của sự hiện diện của sự khuyết tật trí tuệ. Những chuẩn cắt từ bìa cứng cần thiết để dạy những trẻ này và nhận ra các chi tiết của chúng, và sau đó đặt chồng lần lượt các hình lên bảng. Người lớn cần hướng  sự chú ý của trẻ lên sự trùng hoặc không trùng đường viền của chuẩn với đường viền của hình đồ vật. Dần dần hoạt động của trẻ phức tạp hơn, không cho trẻ các chuẩn bằng hình nữa, gợi ý trẻ dùng ngón trỏ sờ vòng quanh đường viền, tùy vào kết quả dạy học trẻ có thể tìm thấy hình đồ vật mà không cần sự trợ giúp của người khác.

( theo Tâm lý chẩn đoán trẻ khuyết tật)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phương pháp “ Tháp trí tuệ” “Lồng hộp” “Búp bê Matroska”. (20/7)
 Hãy thử mở tay thầy cô ra. (7/4)
 Hãy nhìn tôi. (30/3)
 Những nét trên khuôn mặt câu bé giống với cái gì? (21/3)
 Giữ cây thước như cầu nối tình bạn để trò chuyện. (14/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i