Hãy nhìn tôi.
Hãy nhìn vào tôi và nói bạn thấy điều gì thay đổi trên gương mặt tôi.
Hành vi của trẻ:
Trẻ thường không để ý đến đặc điểm trạng thái tâm lý của nhau, thường hay khép kín, tự kỷ: hoặc thường thể hiện sự nhút nhát, rụt rè, gượng ép, ít thể hiện những tình cảm tích cực ra bên ngoài (ít cười, hay căng thẳng)
Nội dung trò chơi:
Người lớn giao tiếp với một trẻ: “Hãy làm một gương mặt tươi vui”. Sau đó nói với những trẻ khác: “ Hãy nhìn vào bạn này; gương mặt bạn như thế nào? Tươi vui hay buồn bã? Mắt cụp xuống hay mở to? Miệng có nhoẻn miệng cười không?”…. Sau đó nói với tòan bộ lớp: “Hãy nhắm mắt lại, khi nào Thấy( cô) nói mở mắt ra thì hãy làm theo.” Khi các trẻ nhắm mắt lại thì người lớn yêu cầu trẻ làm một gương mặt buồn bã và đề nghị cả lớp mở mắt ra. Sau đó hỏi : “Còn bây giờ hãy nhìn vào gương mặt bạn xem điều gì đã thay đổi ?”
Luật chơi:
Nếu như thỏa thuận chỉ thể hiện trạng thái tình cảm bằng gương mặt thì không được dùng cơ thể để hỗ trợ.
Mục đích chơi:
Giúp những trẻ ích kỷ, khép kín hướng đến hành vi và trạng thái tình cảm của người khác: Nhận thức được được trạng thái tình cảm của người khác qua cách gọi tên và giải nghĩa nó bằng lời, mở rộng sự diễn đạt bằng lừoi của trẻ: Kích thích những tình cảm tích cực ở những trẻ nhút nhát, trầm cảm, lo âu bằng cách hướng trẻ làm những điệu bộ gây cười, hài hước.
Cách chơi:
Người lớn nhìn trẻ một cách đầy thiện ý, vỗ tay và đồn thời cau mày lại, hỏi trẻ: “Cái gì đã thay đổi trên khuôn mặt thấy, cô vậy?” Nếu trẻ im lặng thì người lớn trả lời thay trẻ: “Đúng rồi, thầy đã cau mày lại, và khuôn mặt trở nên cáu kỉnh!”
_ Ai nói chính xác hơn, nhiều hơn những thay đổi trên khuôn mặt thì được chơi tiếp.
_ Có thể thay đổi không chỉ nét mặt mà còn thay đổi điệu bộ, cử chỉ, hình dáng bên ngoài.
_ Có thể đề nghị một số trẻ thể hiện tình cảm, số còn lại thì đoán : “Hãy đóan xem đây là trạng thái buồn hay đau khổ, tức giận hay vui vẻ”….
Phân loại trò chơi: Trò chơi với hình ảnh; Trò chơi rèn luyện hành động quan sát gương mặt; Trò chơi rèn luyện hành động bắt chước.