Giáo dục mầm non
   Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
 
 
 Cần giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ bậc tiểu học. Ảnh: Hòa Triều
Đạo đức là một yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách của một con người. Trong trường học, đạo đức là phạm trù giáo dục được đặt lên hàng đầu. Riêng, đối với học sinh tiểu học, giáo dục đạo đức các em luôn được người thầy quan tâm. Bởi, bậc học này, độ tuổi các em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Bài viết dưới đây là kinh nghiệm của một người thầy đúc kết trong quá trình giảng dạy, tất nhiên sẽ không tránh khỏi một số thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý.

Vì sao cần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức

Sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục đạo đức là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Khi tìm hiểu thực trạng các gia đình đã giáo dục đạo đức cho con trẻ ở lứa tuổi tiểu học như thế nào, chúng tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lý gia đình, ít gần gũi với con cái khiến trẻ thiếu thốn về mặt tình cảm… Từ đó chúng tôi đề xuất ra một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lứa tuổi tiểu học để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn toàn.

Phương cách thực hiện

Để cải thiện thực trạng “đạo đức của trẻ tiểu học ở mức báo động” và nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi này theo tôi đầu tiên thu thập những thông tin của từng em từ các bậc cha mẹ, từ bạn học và cả hàng xóm, tiếp theo lấy ý kiến từ các bạn đồng nghiệp hoặc của các chuyên gia tư vấn nhằm mục đích tìm hiểu tâm sinh lý, hoàn cảnh cuộc sống gia đình của các em, cuối cùng tìm hiểu cách giáo dục đạo đức của các bậc phụ huynh cho trẻ ra sao; cha mẹ các em có gặp khó khăn gì trong khi giáo dục đạo đức cho con cái… Mặt khác, ta cũng cần quan sát những hoạt động, những biểu hiện của học sinh trong học đường, ngoài xã hội thông qua mối quan hệ bạn bè, đến thăm gia đình các em với mục đích xác định các biểu hiện lệch lạc về hành vi đạo đức để rồi từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu mà chữa trị.

Với suy nghĩ trên, trong nhiều năm qua, tôi đã thử nghiệm sáng kiến của mình ở các lớp tôi chủ nhiệm và bước đầu đã đạt được một số kết quả khá là khả quan. Đặc biệt là trong năm học 2006-2007 này, do số lượng học sinh nam nhiều hơn nữ, các hiện tượng quậy phá, vi phạm kỷ luật của các bé trai sẽ nhiều hơn nên tôi càng có nhiều thuận lợi để thử nghiệm sáng kiến của mình.

Quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh

Tôi xây dựng bảng câu hỏi điều tra trên phụ huynh học sinh nhằm mục đích tìm hiểu xem các bậc cha mẹ có quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con cái họ hay không, cách giáo dục ra sao và có gặp khó khăn gì trong khi giáo dục đạo đức cho con trẻ ở lứa tuổi tiểu học. Qua việc khảo sát này, tôi nhận thấy đa số phụ huynh đều xem nhẹ việc giáo dục đạo đức gia đình; với những nhà khá giả ít con thì quá nuông chiều trẻ dẫn đến việc hình thành ở trẻ tư tưởng chỉ biết đòi hỏi và hưởng thụ; còn với những gia đình lao động nghèo khó phải kiếm sống vất vả thì lại thiếu sự quan tâm đến con cái. Và có một số không nhỏ các bậc cha mẹ còn trẻ tuổi nên thiếu kinh nghiệm trong việc răn dạy đạo đức cho con cái của họ, ít có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và xã hội.

Từ đó, tôi giúp họ tìm đọc những quyển sách có nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức gia đình để các phụ huynh có cơ hội nâng cao trình độ sư phạm và biết cách tổ chức hợp lý đời sống gia đình cũng như hiểu được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức gia đình; đó là một bộ phận quan trọng của giáo dục xã hội. Khi trẻ có những biểu hiện lệch lạc về hành vi đạo đức thì tôi thông báo cho phụ huynh rõ và cùng trao đổi bàn bạc với họ để cùng nhau tìm cách giải quyết; và nếu cần thiết thì gợi ý họ tìm đến các chuyên gia tư vấn để được tư vấn thêm.

Quan hệ giữa giáo viên và học sinh

Những ngày đầu tiên khi tiếp nhận lớp, tôi nhanh chóng quan sát, phân loại những học sinh có những biểu hiện chưa tốt về mặt nào đó trong hành vi chuẩn mực đạo đức. Thông qua những giờ dạy trên lớp, tôi luôn chú ý lồng các bài học đạo đức vào tất cả các phân môn, đặc biệt quan tâm, tiếp xúc thân tình với các em cá biệt về hành vi đạo đức và tìm hiểu các mối quan hệ bạn bè của những em này để tìm ra nguyên nhân của những hành vi đã xảy ra. Thông thường với các em cá biệt, đa số các giáo viên có khuynh hướng hay xếp các em ngồi ở những bàn đầu gần với bàn giáo viên để tiện việc theo dõi và đặc biệt quan tâm đến các em so với những học sinh khác.

Tôi thiết nghĩ làm như thế sẽ gây ra cho các em sự mặc cảm, tâm lý không thoải mái khi đến lớp, vì vậy mà tôi xếp các em vào trong các nhóm học sinh ngoan hiền học giỏi để những em này dần hình thành những thói quen tốt trong học tập cũng như trong cách cư xử từ các bạn trong nhóm của mình. Tôi luôn động viên các em trong học tập, tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng định hướng giá trị đạo đức trong mọi giờ học. Khi các em có những biểu hiện lệch lạc, sai trái về hành vi đạo đức thì tôi uốn nắn sửa sai ngay cho các em, chỉ ra cho trẻ thấy cái sai của mình để mà sửa đổi. Tôi thường mượn những câu chuyện cổ tích hay những việc xảy ra trong đời thường của người lớn để khuyên răn các em, chỉ cho trẻ thấy các mặt lợi hại của vấn đề. Đặc biệt, khi các em có những biểu hiện tốt dù là rất nhỏ nhưng tôi vẫn khen ngợi bởi lẽ những lời khen ngợi của người lớn luôn là nguồn “động lực” giúp trẻ tiến bộ.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là cả một quá trình đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể và thời gian cũng như tâm huyết của người thầy. Để làm tốt được việc này thì người thầy ngoài năng lực sư phạm ra, cần phải có tấm lòng, nắm được tâm sinh lý của trẻ, thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng trẻ; có như vậy mới hình thành cho trẻ những chuẩn mực những thói quen hành vi đạo đức tốt hằng ngày được.

Những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học được đưa ra ở đây có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn công việc giảng dạy trong nhà trường cũng như trong xã hội. Thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm này tức là chúng ta đã đạt tới mục tiêu mà xã hội đưa ra “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.

                                     ( Theo Báo Giáo Dục )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quản lý mầm non tư thục - bài toán chưa có lời giải (2/8)
 TPHCM : Lớp Bồi dưỡng chuyên môn hè Nghành Giáo dục Mầm Non 2007 (2/8)
 TPHCM : Lớp tập huấn Can thiệp sớm trẻ khuyết tật tự kỷ học hòa nhập tại trường mầm non hè 2007 (2/8)
 Mầm Non Tuổi Ngọc _ Trường mầm non đầu tiên của Quận 8-TPHCM đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 (1/8)
 Giáo dục mầm non TP.HCM: Cung không đủ cầu (28/7)
 Cô Trương Thị Việt Liên: Tâm đắc với sự sáng tạo (27/7)
 Gò Vấp: Thêm trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (25/7)
 Hệ mầm non: Mùa tuyển sinh căng thẳng... (24/7)
 TPHCM : Chuyên đề bồi dưỡng về can thiệp sớm trẻ khiếm thị độ tuổi Mầm Non và trẻ mù đa tật hè 2007 (20/7)
 Chuyên đề bồi đưỡng cho giáo viên MN tại TPHCM (19/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i