Mang thai và sinh đẻ
   Chín trục trặc thường gặp sau khi sinh
 
Sau 9 tháng 10 ngày mang thai cơ thể của người phụ nữ đã trải qua nhiều thay đổi giúp họ thực hiện chức năng cao quý làm mẹ. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng sau khi sinh, cơ thể trở lại bình thường.

1. Hiện tượng sưng bụng (Edama)

sinhcon.jpgĐây là hiện tượng dễ thấy sau khi sinh quá trình trở dạ sinh con, đặc biệt là khi rặn đẻ đã đẩy ra ngoài một lượng lớn dịch nước ối nhưng ở một số người bụng vẫn chướng, sưng to. Ngoài ra, những người qua thủ thuật mở tử cung cũng mắc phải hiện tượng này, tuy nhiên theo quy luật chỉ 5 ngày sau khi sinh hiện tượng trên sẽ giảm và mất. Trường hợp nếu chân, khuỷu khớp hoặc bàn chân vẫn sưng thì nên nghỉ ngơi, nằm nghỉ sẽ đỡ, nếu một bên chân khỏi còn một bên vẫn sưng và đau thì rất có thể là do mắc chứng phình động mạch chìm và do cục máu đông xuất hiện dưới chân, đây là trường hợp hiếm gặp vì vậy nên đi khám bác sĩ ngay để tìm phương án giải quyết kịp thời.

2. Đau âm ỉ vùng âm hộ

Đây là hiện tượng thường diễn ra từ khi sinh đến khi được 6 tuần, thường gặp ở phụ nữ sinh con lần đầu, lý do, đáy chậu (vùng giữa âm hộ và hậu môn) bị sưng, thậm chí có thể bị rách hoặc do phải qua kỹ thuật cắt khâu âm hộ. Tuy nhiên, do quy luật tư nhiên hiện tượng đau sau khi sinh sẽ tự trở lại bình thường. Thận trọng khi đứng lên, ngồi xuống. Nên ngồi trên ghế mềm và tránh tiếp xúc mạnh vùng âm hộ, kể cả khi tắm rửa. Nếu đau có thể chườm nước đá lạnh hoặc nhập viện để điều trị.

3. Chảy máu âm hộ (Lochia)

Thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả ở những người sinh đẻ bình thường lẫn qua thủ thuật mở tử cung. Thông thường một lớp lót tử cung bị bong ra làm người ta có cảm giác như đang có kinh, phần lớn thường có màu sáng sau đó chuyển sang màu đỏ sẫm rồi tiếp sang màu hồng hoặc trong hay vàng, chất dịch này sẽ tồn tại vài tuần đầu sau khi sinh. Cũng có trường hợp ngưng chảy máu sau khi sinh nhưng sau đó lại tiếp tục, nhất là khi phụ sản hoạt động mạnh, nếu không phát sinh hiện tượng sốt, đau bụng, đau tử cung trong vòng 6 tuần đầu được xem là bình thường, nếu qua thời gian trên máu vẫn chảy thì nên đi khám, điều trị.

4. Bàng quang bất lực, không kìm chế được khi tiểu tiện

Thường xuất hiện trong vòng 8 tuần kể từ sau khi sinh, nhất là sau vài ngày khi sinh, chỉ cần cứ hắt hơi hoặc ho là có thể tiết ra nước tiểu. Hiện tượng này ở thể nhẹ thường được coi là bình thường và được xem là phản ứng phụ sau khi sinh. Trước khi mang thai, các cơ và dây chằng của chậu hông làm việc nhịp nhàng để ngăn chặn việc bài tiết nước tiểu nhưng sau khi sinh cơ chết này suy giảm, hay nói cách khác là chức năng nguyên thủy bị ảnh hưởng, ngoài ra còn da bàng quang bị chuyển dịch, co ngót tiến gần sát với khoảng cách nơi đứa trẻ chuẩn bị ra đời, chưa kể đến những tác động của các cơ âm hộ, cơ nội tạng đã đẩy bàng quang trệch khỏi vị trí nguyên thủy là cho bàng quang bất lực, phát sinh hiện tượng nước tiểu không kìm chế được nhưng thông thường chỉ trong vòng 8 tuần sau khi sinh là hiện tượng trên sẽ tự mất.

5. Cơ co cứng

Hiện tượng này thường xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi sinh ở mức vừa phải cho đến nặng kiểu như co bóp. Sở dĩ có hiện tượng này là do tử cung co lại giống như kích thước nguyên thủy (quá trính này có thể kéo dài tới 9 tháng). Hiện tượng co cứng cơ cũng có thể kéo dài trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, lý do quá trình này gây kích thích cơ thể tiết ra oxy-tocine, một loại hooc-mon gây co cứng. Để giảm đau người ta có thể dùng thuốc Ibuprofen, massage hoặc các liệu pháp giảm đau truyền thống sẽ có tác dụng tốt.

6. Táo bón

Hiện tượng táo bón là căn bệnh thường gặp trong vòng vài ngày sau khi sinh. Lý do, hợp chất được dùng trong các màng cứng và những chất phục vụ cho thủ thuật mở tử cung nhằmg làm chậm quá trình tiêu hóa gây ra, ngoài ra còn phải kể đến một số tác nhân khác gây nên bởi quá trình mang thai và sinh đẻ. Để giảm thiểu hiện tượng táo bón sản phụ nên uống nhiều nước, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, ăn chất mềm dễ tiêu hóa

7. Căng cứng bầu vú

Ngay sau khi sinh từ 2 đến 5 ngày ở hầu hết sản phụ đều xuất hiện hiện tượng nói trên, có người căng cứng giống như cục đá, đây là quy luật tự nhiên, trong đó hệ thống cung ứng sữa của cơ thể bắt đầu kích hoạt để tiết ra nhiều sữa phục vụ việc nuôi con và chỉ khia nào hệ thống này biết được vừa đủ thì hiện tượng căng cứng sẽ mất. Để khắc phục, nên mang áo con đủ rộng để đỡ ngực cả ban ngày lẫn ban đêm, cho con bú khi cần thiết và dùng lá bắp cải ướp lạnh chườm vú vì bản thân bắp cải vốn đã có kích thước giống như bầu vú của phụ nữ. Nếu quá nhiều sữa có thể vắt ra cho trẻ bú hoặc dự trữ dùng khi cần, nên dùng phương pháp nén lạnh vừa ra sữa lại vừa giảm đau.

8. Rụng tóc

Xuất hiện trong thời gian từ 1 đến 5 tháng, sau khi sinh, nguyên nhân của hiện tượng này là do thay đổi hooc-môn trong quá trình mang thai, ban đầu tóc trở nên dày nhưng sau đó lại mỏng dần, đặc biệt là sau khi sinh, cũng có trường hợp rụng quá nhiều làm cho người ta nhầm thành bệnh nhưng chỉ trong vòng chưa đầy một năm tóc sẽ mọc lại đầy đặn.

9. Da sáng hơn

Hiện tượng này kéo dài trên một năm, bình thường sau khi mang thai ở một số phụ nữ xuất hiện hiện tượng hyperpigmentayion (tăng sắc tố mô) như xuất hiện những sọc da trắng chạy dọc bụng (linea nigra) hay hiện tượng melasma (những dải da đen sạm trên mặt)... Tất cả những hiện tượng này được khoa học nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân là do hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao. Sau khi sinh khoảng vài tháng đến 1 năm hiện tượng này mất dần, tuy nhiên cũng có người không thể mất hẳn. Để khắc phục, phụ nữ sau khi sinh không nên ra nắng nhất là lúc nắng to, ăn uống đủ chất, duy trì cuộc sống hoạt động và nếu có điều kiện thì dùng kem dưỡng da như kem SPF 30 hoặc loại có chất lượng tốt hơn.
Theo VietNamnet


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Điều nên có trước khi có thai (28/7)
 Có bầu sau tuổi băm (28/7)
 Ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng. (28/7)
 Viêm đường ruột ảnh hưởng đến thai nghén (28/7)
 Mang thai đúng và sai. (28/7)
 Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu (28/7)
 Mẹ ăn cá, bé sớm biết bi bô. (28/7)
 Giảm thiểu tình trạng thai nghén. (20/7)
 Một số lưu ý lần đầu làm mẹ. (20/7)
 10 điều ngạc nhiên khi mang bầu. (20/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i