Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
Môi trường mầm non
Một số đồ chơi phát ra âm thanh dành cho trẻ em có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến khả năng nghe của trẻ, các nhà khoa học thuộc Viện tai - Trường ĐH London cảnh báo. Một số đồ chơi phát ra âm thanh dành cho trẻ em có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến khả năng nghe của trẻ, các nhà khoa học thuộc Viện tai - Trường ĐH London cảnh báo.

“Với hầu hết đồ chơi, trẻ chỉ bị tổn hại thính giác khi chúng dùng trong thời gian quá dài hoặc khi chúng gắn đồ chơi vào tai. Lời khuyên của chúng tôi chỉ đơn giản là: đừng để trẻ cầm đồ chơi phát ra âm thanh quá gần tai, và đừng để chúng chơi những đồ chơi ấy lâu hơn 1 giờ mỗi ngày”, Tiến sĩ Brad Backus - người thực hiện nghiên cứu nói.

Trong nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu điếc Anh quốc “đặt hàng”, Backus đã kiểm tra các mức âm thanh của 15 món đồ chơi thông dụng nhất dành cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến 15 tuổi. Kết quả ông phát hiện có 8 loại đồ chơi phát ra âm thanh từ 81-105 decibel (đơn vị đo âm thanh) nếu đặt cách tai trẻ 25 cm, tương đương tầm tay trẻ. Nếu đặt cách tai trẻ 2,5 cm, có đến 14 đồ chơi phát ra âm thanh từ 84-115 decibel.

Trong số các đồ chơi này, súng đồ chơi có âm thanh to nhất, từ 120-140 decibel khi cầm trên tay và từ 130-143 decibel khi đưa đến gần tai. Trong khi đó mức âm thanh tối đa được khuyến cáo là 85 decibel. Nếu nghe âm thanh trên mức này trong thời gian dài, trẻ có thể bị tổn hại khả năng nghe vĩnh viễn.

( Theo suckhoe 360 )
 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Bệnh són tiểu – Bài tập Kegel (25-09-2008)
 Tập đi cùng bé yêu (24-09-2008)
 Bảo vệ khi trẻ lên một (24-09-2008)
 Mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi (24-09-2008)
 Trẻ em dưới 3 tuổi không nên uống trà sữa trân châu (23-09-2008)
 Cách trị "cứt trâu" ở trẻ (23-09-2008)
 Viêm tiểu phế quản ở trẻ đang “vào mùa” (23-09-2008)
 Để bé luôn khỏe mạnh (22-09-2008)
 Bà ngoại cứu cháu (22-09-2008)
 Trẻ tiếp xúc với vật nuôi dễ mắc chứng ngủ ngáy (20-09-2008)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...