Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
Môi trường mầm non
Đây là lứa tuổi nguy hiểm, khó tránh hết mọi tai biến. Nếu bạn thường xuyên gây cho trẻ tâm lý sợ bị thương, bạn sẽ làm bé rụt rè. Có thể tránh một cách dễ dàng phần lớn những tai biến nghiêm trọng khi biết rõ những nguy cơ chính rình mò trẻ. Đây là một vài lời khuyên về vấn đề này.

Ghế thấp thường ít gây nguy hiểm hơn ghế cao. Khi bé bắt đầu leo trèo, hãy buộc bé bằng dây vải vào ghế hay vào xe. Không nên để bé đi trong nhà bếp khi bạn đang nấu cơm. Mỡ sôi có thể bắn vào bé hay bạn có thể làm đổ thứ gì nóng vào bé... Vào giờ ấy, hãy để bé chơi xa bếp. Coi chừng! Bé di chuyển nhanh hơn bạn tưởng nhiều! Vào giờ ăn, hãy để bát canh và thức ăn nóng vào giữa bàn, sao cho bé không thể với tới được.

Có thể tránh một cách dễ dàng phần lớn những tai biến
nghiêm trọng khi biết rõ những nguy cơ chính rình mò trẻ

Chừng nào bé còn đưa lên miệng những thứ gì có trong tay, đừng đưa những vật nhỏ như khuy áo, bi, hay kẹp sách... những thứ đó có thể gây bít tắc đường thở. Một điều luôn luôn ghi nhớ là không cho bé chơi bút chì hay những vật nhọn...

Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho bé. Không tắm cho trẻ cạnh nồi nước nóng.

Dây điện phải được bọc cẩn thận. Để bao diêm vào những nơi trẻ không với tới được, cả một đứa trẻ lên ba hay lên bốn cũng vậy. Hãy để những dụng cụ nguy hiểm ngoài tầm tay của bé là điều các bậc cha mẹ phải luôn luôn ghi nhớ. Hãy tránh để các bé ở gần các bể nước, hồ nước dù nông hay sâu, bởi ở tuổi này, trẻ luôn hiếu động muốn khám phá thế giới xung quanh.

Hãy vất ngay những mảng chai vỡ và những vỏ đồ hộp vào sọt rác. Cất lưỡi dao cạo vào những nơi chắc chắn.

Cất thật xa mọi thứ chất độc: các thứ thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, trừ chuột, xăng dầu, chì, các chất axit, thuốc lá... ngay sau khi dùng, hãy cất các thuốc chữa bệnh ngoài tầm lục lọi của trẻ. Dán những nhãn hiệu rõ ràng lên mọi thứ thuốc để tránh mọi nhầm lẫn. Mọi nguyên nhân nhầm lẫn chính là cất lộn thuốc quá hạn với thuốc còn hạn.

Tránh cho trẻ những tiếng ồn và những cảnh tượng khủng khiếp. Lúc trẻ lên một tuổi, bạn sẽ thấy con bạn đặc biệt say sưa thứ này hay thức khác trong nhiều tuần lễ liền. Hãy để cho bé mó vào những đồ vật không nguy hiểm. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự quan tâm của trẻ đối với đồ vật nào đó lại xen lẫn trong sự sợ hãi. Trong những trường hợp ấy, tốt nhất là đừng khuyến khích sự quan tâm của trẻ. Đối với một vật nguy hiểm, đừng quá nhấn mạnh tính nguy hiểm của nó, tốt nhất là làm cho trẻ đừng chú ý hơn là làm cho bé sợ.

Trẻ có thể sợ khi nhìn thấy vật ồn ào hay thoáng hiện qua đột ngột. Trẻ có thể sợ những hình ảnh gấp lại trong một cuốn sách rơi ra, một cái ô khi được bật ra, một con chó sủa hoặc nhảy, một chiếc tàu... Càng tránh được tất cả những gì gây bất ngờ cho một đứa trẻ lên một càng tốt.

Ở độ tuổi này trẻ rất sợ tắm. Từ một đến hai tuổi, có khi trẻ bắt đầu sợ nước, hoặc vì bé đã tuột ngã trong khi tắm và đã "làm một ngụm" hoặc vì xà phòng vào mắt bé. Chỉ một việc nhìn và nghe tiếng nước chảy vào chậu tắm cũng đã có thể gây cho trẻ nỗi sợ hãi. Khi xát xà phòng lên tóc bé, đừng để tóc bé quá ướt cho nước xà phòng khỏi chảy xuống mắt bé. Nếu thấy trẻ sợ bị nhúng người vào chậu tắm, bạn đừng làm nữa. Nếu trẻ kêu khóc khi bạn rửa mặt cho trẻ sau bữa ăn, hãy đặt trước mặt trẻ một chậu nước, bé sẽ cho tay vào nghịch nước, và trong khi đó bạn hãy lau mặt cho bé

Trẻ lên một rất khát khao biết mọi thứ đến mức hoàn toàn dễ dàng bỏ vật này để chú ý đến vật khác. Vì vậy, ở trong phòng bé thường có mặt, phải sắp xếp sao cho trẻ có thể sờ mó ba phần tư đồ vật trong tầm tay của trẻ không gây điều gì có hại (có thể khiến bé bị thương hay các đồ vật bị hỏng).

Đây là lứa tuổi rất cần bậc cha mẹ quan tâm để tránh những điều đáng tiếc xảy ra với những đứa trẻ thân yêu của mình.

Trông chừng bé 1 tuổi

Bé ở tuổi tập đi di chuyển nhanh hơn bạn tưởng nhiều. Điều đó khiến bạn luôn phải để mắt tới bé.
Nên phòng tránh các tai nạn bằng cách triệt tiêu các nguy cơ gây thương tích cho bé. Không nên cấm đoán hoặc dọa dẫm bé quá nhiều - điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của bé (lớn lên, bé trở nên nhút nhát; lười vận động cũng làm bé không phát triển hết được thể chất)

- Không nên để bé đi trong nhà bếp khi bạn đang nấu cơm. Mỡ sôi có thể bắn vào bé hay bạn có thể làm đổ thứ gì đó làm bé bị bỏng...

- Vào giờ ăn, hãy để bát canh và thức ăn nóng vào giữa bàn, sao cho bé không thể với tới được.

- Chừng nào bé còn đưa lên miệng những thứ gì có trong tay, đừng đưa những vật nhỏ như khuy áo, bi, hay kẹp sách... những thứ đó có thể gây bít tắc đường thở.

- Không cho bé chơi bút chì hay những vật nhọn...

- Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho bé. Không tắm cho bé cạnh nồi nước nóng.

- Dây điện phải được bọc cẩn thận.

- Để những dụng cụ nguy hiểm (kể cả bao diêm) ngoài tầm tay của bé.

- Tránh để các bé ở gần các bể nước, hồ nước dù nông hay sâu.

- Vất ngay những mảng chai vỡ và những vỏ đồ hộp vào sọt rác. Cất lưỡi dao cạo vào những nơi chắc chắn.

- Cất thật xa mọi thứ chất độc: các thứ thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, trừ chuột, xăng dầu, chì, các chất axit, thuốc lá... ngay sau khi dùng, hãy cất các thuốc chữa bệnh ngoài tầm lục lọi của bé. Dán những nhãn hiệu rõ ràng lên mọi thứ thuốc để tránh mọi nhầm lẫn. Mọi nguyên nhân nhầm lẫn chính là cất lộn thuốc quá hạn với thuốc còn hạn.

- Tránh cho bé những tiếng ồn và những cảnh tượng khủng khiếp. Bé có thể sợ khi nhìn thấy vật ồn ào hay thoáng hiện qua đột ngột. Bé có thể sợ những hình ảnh gấp lại trong một cuốn sách rơi ra, một cái ô khi được bật ra, một con chó sủa hoặc nhảy, một chiếc tàu... Càng tránh được tất cả những gì gây bất ngờ cho một đứa bé lên một càng tốt.

Theo Sức Khỏe Tiêu Dùng
 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi (24-09-2008)
 Trẻ em dưới 3 tuổi không nên uống trà sữa trân châu (23-09-2008)
 Cách trị "cứt trâu" ở trẻ (23-09-2008)
 Viêm tiểu phế quản ở trẻ đang “vào mùa” (23-09-2008)
 Để bé luôn khỏe mạnh (22-09-2008)
 Bà ngoại cứu cháu (22-09-2008)
 Trẻ tiếp xúc với vật nuôi dễ mắc chứng ngủ ngáy (20-09-2008)
 Cá và trí thông minh của bé (20-09-2008)
 Dạy trẻ đi đại tiện (18-09-2008)
 Chăm sóc răng miệng theo lứa tuổi cho trẻ (18-09-2008)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...