Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Phòng tránh bệnh bạch hầu ở trẻ nhỏ

 

Hiện bệnh bạch hầu đang trở thành mối lo lắng của cộng đồng. Vậy đối với trẻ nhỏ thì căn bệnh này có dễ lây không và các biến chứng của bạch hầu đe dọa đến sức khỏe trẻ nhỏ như thế nào? Các cha mẹ cần phòng bệnh cho trẻ ra sao?



Khả năng lây nhiễm bệnh bạch hầu cao gấp 3-5 lần so với Covid-19

 

Về cơ bản bệnh bạch hầu là bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp và đối tượng cảm nhiễm chính của bạch hầu thường là trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin bạch hầu trước đó. Đối với những trường hợp trẻ chưa tiêm phòng vaccine bạch hầu, nếu tiếp xúc với một ca bệnh bạch hầu thì khả năng mắc bệnh cũng như nguy cơ lây bệnh từ người này sang người khác là rất lớn. Nếu chúng ta so sánh giữa bạch hầu với một số các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như Covid-19 chẳng hạn thì nguy cơ cũng như khả năng lây nhiễm của bạch hầu sẽ cao hơn Covid-19 từ 3 đến 5 lần.

 

Theo TS-BS Vũ Quốc Đạt - Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và chăm sóc giảm hại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thành viên Mạng lưới đánh giá và ứng phó về lâm sàng các bệnh mới nổi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các biến chứng của bạch hầu rất nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe trẻ nhỏ.

 

"Bệnh bạch hầu là một bệnh do vi khuẩn gây nên nhưng vi khuẩn này có khả năng sinh ra một loại độc tố có độc lực rất cao và chính cái độc tố đó làm cho trẻ có thể có các triệu chứng nặng và thậm chí là tử vong"- BS Đạt cho biết.

 

Trẻ mắc bệnh bạch hầu dễ gặp các biến chứng nguy hiểm


Các triệu chứng không dễ phát hiện

 

Bệnh bạch hầu tương đối là khó chẩn đoán nếu không phải là nhân viên y tế cũng như bác sĩ chuyên khoa bởi lẽ trong giai đoạn đầu thì bệnh bạch hầu có các triệu chứng giống như các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thông thường.

 

"Trẻ cũng có thể có các triệu chứng như sốt, xuất hiện tình trạng đau họng. Tuy nhiên, khác với các bệnh lý khác, những trường hợp bạch hầu có nguy cơ tiến triển nặng, trẻ sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng điển hình suy hô hấp cũng như dấu hiệu khác của bạch hầu và làm cho trẻ dẫn tới các nguy cơ tử vong rất lớn. Cho dù không quá lo lắng nhưng đối với những trường hợp trẻ tiếp xúc với những người bệnh hoặc tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh hoặc đặc biệt là ở những khu vực nhà trẻ, trường học có nhiều ca xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp thì cha mẹ lưu ý đặc biệt để kịp thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất"- BS Vũ Quốc Đạt khuyến cáo.

 

Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả

 

Do đây là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp nghĩa là chúng ta hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết đường hô hấp của những người bị bệnh, nên việc đeo khẩu trang thường xuyên sẽ giúp chúng ta phòng bệnh cũng như hạn chế lây lan cho những người khác.

 

Các biện pháp phòng bệnh bạch hầu có thể áp dụng giống như phòng bệnh Covid-19 như đeo khẩu trang tại nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với người có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch, vệ sinh nhà cửa thường xuyên...Ngoài ra, tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ là biện pháp hữu hiệu được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

 

"Đối với bệnh bạch hầu có một đặc điểm rất khác so với cả các bệnh truyền nhiễm khác. Đó là người mắc bệnh bạch hầu sẽ không có được miễn dịch bảo vệ nên những người đã bị bạch hầu rồi mà chưa tiêm phòng vaccine thì vẫn có nguy cơ tái mắc bạch hầu"- BS Đạt cho biết.

 

TS-BS Vũ Quốc Đạt khẳng định, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh bạch hầu


Vì vậy, tất cả những ai sống trong vùng dịch tễ của bệnh lưu hành đều cần phải tiêm phòng vaccine bạch hầu. Hiện, trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, trẻ nhỏ được tiêm vắc xin bạch hầu.

 

"Vaccine bạch hầu nằm trong mũi tiêm tam liên có nghĩa là tiêm bạch hầu sẽ đồng thời với các bệnh khác bao gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván và 3 bệnh này sẽ được tiêm liên tiếp trong vòng 3 tháng khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng và 4 tháng tuổi sẽ giúp cho trẻ có được miễn dịch. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả của vắc xin bạch hầu thì chúng ta nên tiêm nhắc lại cho trẻ lúc trẻ được 18 tháng tuổi và tốt hơn nữa thì chúng ta sẽ tiêm thêm một mũi khi mà trẻ 7 tuổi"-BS Đạt tư vấn.

 

Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trước bệnh bạch hầu, các bà mẹ mang thai cũng cần được tiêm vaccine. Các chuyên gia y tế khẳng định, vaccine phòng bệnh bạch hầu sử dụng cho phụ nữ mang thai rất là an toàn.

 

"Với việc chúng ta sẽ tiêm cho phụ nữ có thai trong quý thứ hai và thứ ba của thai kỳ giống như mũi mà chúng ta tiêm vaccine uốn ván cho phụ nữ mang thai thì đối với bạch hầu, uốn ván là 2 bệnh nằm trong cùng một mũi tiêm tam liên. Phụ nữ mang thai khi có chỉ định tiêm vaccine bạch hầu thì hoàn toàn yên tâm. Bởi vì vắc xin này đã được chứng minh trên lâm sàng là vaccine rất hiệu quả cũng như rất an toàn nên những trường hợp phụ nữ mang thai"- BS Vũ Quốc Đạt nhấn mạnh.

 

Theo VOV

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cha mẹ đừng tự ý điều trị (7/8)
 Phòng ngừa sâu răng ở trẻ (7/8)
 Tưởng đau bụng thông thường, bé gái 7 tuổi ngưng tim ngay khi nhập viện (18/7)
 Trẻ bị trầm cảm do “chìm đắm” trong điện thoại (18/7)
 6 cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ (15/7)
 Trẻ bị đau họng, sốt nóng-lạnh, cha mẹ tưởng đơn giản nhưng đây là một trong những biểu hiện của bệnh bạch hầu (15/7)
 Những quy tắc giữ an toàn khi trẻ về quê nghỉ hè, cha mẹ cần trang bị và thường xuyên nhắc nhở nhé! (4/7)
 Ngủ sấp giúp trẻ phát triển tốt nhưng có 4 tư thế ngủ này cha mẹ nhất định phải thay đổi cho con mình (4/7)
 Nhận diện dấu hiệu say nóng, say nắng ở trẻ (26/6)
 Lý do trẻ dễ bị say nắng hơn người lớn (26/6)
 Con gái 6 tuổi bị ngứa họng mãi không khỏi, khi biết nguyên nhân người mẹ tự trách mình (21/6)
 Trẻ chậm nói có đáng lo ngại? (21/6)
 4 đặc điểm ngoại hình cho thấy đó là một đứa trẻ thông minh, tương lai gặp nhiều may mắn (14/6)
 Sự phát triển "thần tốc" của con trong 6 năm đầu đời (14/6)
 Dấu hiệu sớm phát hiện trẻ gù vẹo cột sống (7/6)
 Nếu thấy tốc độ tăng trưởng của trẻ dưới 4cm/năm thì nên đưa đi khám ngay (7/6)
 Nhận diện những nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong hè (30/5)
 Chuyên gia tiết lộ phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ (30/5)
 5 món tự làm để giảm ho cho trẻ (20/5)
 Bác sĩ hướng dẫn cách phòng tránh viêm tai khi bơi lội trong ngày hè (20/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i