Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   5 sự phát triển kỳ diệu của thai nhi khi còn nằm trong bụng có thể chính mẹ bầu cũng không biết

 

Suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, thai nhi sẽ có 1 quá trình phát triển mà có thể chính mẹ còn không biết.


Quá trình thụ thai xảy ra khi trứng gặp tinh trùng và hình thành nên phôi thai. Lúc này phôi thai sẽ được di chuyển tới tử cung làm tổ. Qua mỗi giai đoạn, mẹ bầu sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt từ kích thước, cân nặng đến sự hoàn thiện của các cơ quan bộ phận trong cơ thể em bé. Trong đó, em bé sẽ được gọi là phôi thai từ thời điểm thụ thai cho đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Đến sau tuần thứ 8 cho đến khi ra đời sẽ được gọi là thai nhi.

 

Thông thường quá trình mang thai của người mẹ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (tương đương 280 ngày), được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Cụ thể 9 tháng 10 ngày mang bầu sẽ chia làm 3 giai đoạn, hay còn gọi là 3 tam cá nguyệt. Trong đó, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12-13 tuần (khoảng 3 tháng).

 

Bác sĩ Trương Quang Hải. (Ảnh: BSCC)


Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trương Quang Hải - Tốt nghiệp chuyên ngành sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội; chuyên gia trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn sản phụ khoa và nam khoa cho biết thai nhi phát triển rất kỳ diệu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trong đó 5 đặc điểm phát triển kỳ diệu nhất của thai nhi ngay khi còn nằm trong bụng mà mẹ bầu có thể cũng chưa biết.

 

Hậu môn "mọc ra" đầu tiên

 

Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, mẹ bầu có bao giời hỏi bộ phận nào của cơ thể bé phát triển đầu tiên hay chưa, là não bộ, trái tim hay bộ phận sinh dục?

 

Tất cả đều không đúng, bởi câu trả lời chính là hậu môn. Trong giai đoạn đầu tiên, phôi thai hình thành một dạng túi, cho phép các tế bào bên trong di chuyển, phát triển gọi là gastrula. Sau đó, tại mép của chiếc túi này, các tế bào dần hình thành nên lỗ hậu môn, rồi mới tới miệng ở mép túi đối diện.

 

Ngay khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có hành trình phát triển kỳ diệu. (Ảnh minh họa)


Thai nhi ngủ rất nhiều cả khi chưa có mí mắt

 

Giấc ngủ là một trong những bản năng tự nhiên của con người. Một ngày người trưởng thành chỉ ngủ khoảng 8 tiếng để đảm bảo sức khỏe nhưng thai nhi trong bụng mẹ thì khác.

 

Bất chấp ánh sáng, các bé vẫn có thể ngủ và ngủ rất nhiều dù cho chưa hề có mí mắt. Phải tới tháng thứ 5 (tuần thứ 20), mí mắt của thai nhi mới bắt đầu xuất hiện. Rõ ràng, em bé không thể nhắm mắt suốt gần 2 tháng liền. Tuy nhiên, các bé vẫn có thể ngủ và thời gian ngủ càng ngày càng tăng dần.

 

Tới tuần thứ 32 của thai kỳ, thời gian ngủ của thai nhi tăng lên tới mức kỷ lục. Giới chuyên gia đã rất ngạc nhiên khi biết rằng, các bé ngủ tới 90 - 95% thời gian thay vì chơi đùa với dây rốn, nhào lộn trong nước ối hay mút tay... Trong đó, có những lúc, bé chìm trong giấc ngủ sâu, nhưng cũng có những giấc ngủ REM - trạng thái ngủ mắt đảo liên tục giống như người lớn vậy.

 

Thai nhi "ruột để ngoài da"

 

Câu thành ngữ trên có lẽ sẽ chính xác về nghĩa đen nếu xem xét quá trình phát triển của một thai nhi. Ít ai biết rằng, ruột của thai nhi lại phát triển ở ngoài cơ thể của chúng.

 

Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, đường ruột của bé bắt đầu hình thành trong dây rốn và nối trực tiếp với nhau thai. Hệ thống tiêu hóa của bé lúc ấy rất đơn giản, gồm 3 phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau.

 

Phần ruột giữa sẽ phát triển mạnh nhất, từ một đường ống tách làm hai, sau đó cả 2 ống bắt đầu lớn lên, vươn ra bên ngoài cơ thể vào bên trong dây rốn. Dần dần, ống ruột bắt đầu xoắn lại và cuối cùng trở về với bụng em bé khi phần nối với nhau thai tiêu biến hoàn toàn.

 

Thai nhi bơi trong nước tiểu

 

Khi bé nằm trong tử cung của mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối, đó là kiến thức mà ai cũng biết. Nhưng có một điều sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên đó là nước ối - môi trường giàu chất dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng cho sự sống và phát triển của thai nhi lại được cấu thành chủ yếu từ chính nước tiểu của các em bé.

 

Bé nằm trong tử cung của mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. (Ảnh minh họa)


Nước ối có một phần nguồn gốc từ màng ối, từ người mẹ và quan trọng nhất, từ nước tiểu được thai nhi bài tiết ra từ tuần tuổi thứ 16. Tới tuần tuổi thứ 20, em bé bắt đầu quá trình tái hấp thu nước ối bằng cách nuốt vào và hấp thu qua da.

 

Nước ối giúp cân bằng dịch trong cơ thể bé, giúp ruột tạo ra phân su. Đồng thời, nước ối bên ngoài tạo môi trường phát triển bình thường cho thai nhi, tránh những va chạm không cần thiết trong bụng mẹ.

 

Khi em bé ra đời, nước ối như chất dịch bôi trơn giúp thai nhi dễ dàng chui ra, tránh nhiễm khuẩn trong tử cung của mẹ.

 

Thai nhi thở trong nước

 

Em bé của mẹ bầu bắt đầu "hít thở" khi bé vẫn còn đang nằm trong tử cung, mặc dù lúc đó phổi của bé không hề tiếp nhận khí ô xy.

 

Vào khoảng 27 tuần tuổi, buồng phổi chứa đầy dịch của bé sẽ bắt đầu nở ra và nén lại dựa trên sự co thắt nhịp nhàng của cơ hoành và cơ ngực. Quá trình này sẽ giúp bé phát triển các cơ bắp và động mạch cần thiết cho việc hít thở thực sự về sau.


Theo Thảo Nguyên (Eva.vn)

Nguồn: Thời báo văn học nghệ thuật

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bí quyết thực dưỡng cho mẹ sau sinh của người Hoa, nhiều chị em sợ không dám ăn nhưng lại rất bổ (15/7)
 Rạn da sau sinh: Phòng hơn chữa (15/7)
 Tam cá nguyệt là tháng nào của thai kì? (4/7)
 Khúc mắc chuyện... 'yêu' sau sinh mổ (4/7)
 Đồ uống tốt nhất và tệ nhất cho thai kỳ, mẹ bầu hãy tỉnh táo khi lựa chọn (26/6)
 Chế độ ăn cho người tăng huyết áp thai kỳ (26/6)
 Chế độ ăn hỗ trợ phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh (21/6)
 Gợi ý món ngọt bổ dưỡng cho sản phụ (21/6)
 Sinh con "thuận tự nhiên" tại nhà: Lợi chưa thấy đâu nhưng nguy hiểm đủ đường (14/6)
 Bà bầu có nên ăn bơ? (14/6)
 Vì sao mẹ lên cân nhiều nhưng thai nhi lại nhỏ? (7/6)
 Những trường hợp cần cân nhắc khi quyết định làm mẹ (7/6)
 Nếu bạn tuân thủ 10 điều này khi mang thai, con sinh ra sẽ xinh đẹp, khỏe mạnh (30/5)
 Ăn dưa hấu có tốt cho phụ nữ đang mang thai không? (20/5)
 Phụ nữ muốn sớm có em bé cần chú ý "3 tăng, 4 tránh" khi ăn uống (20/5)
 Sinh con dưới nước tại nhà có thực sự an toàn? (13/5)
 Nắng nóng ảnh hưởng đến thai nhi? (6/5)
 Chủ quan không điều trị tiểu đường, thai phụ hối hận không kịp (6/5)
 Có thể sinh thường khi dây rốn quấn cổ thai nhi? (23/4)
 Mong con sinh năm rồng, khám thai tăng mạnh (23/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i